ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG MUỘN CHẤN THƯƠNG GAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chấn thương gan (CTG) là một chấn thương nặng chiếm tỷ lệ cao trong chấn thương bụng kín. Điều trị CTG hiện nay chủ yếu là điều trị bảo tồn (> 80,0%). Tuy nhiên đối với nhũng trường hợp CTG nặng (độ IV, độ V), tổn thương có kích thước lớn, tổn thương nhiều vị trí hoặc có tổn thương đường mật… diễn biến sau điều trị nội khoa hoặc sau phẫu thuật bảo tồn hay can thiệp cấp cứu CTG (nút mạch cấp cứu cầm máu) vẫn thường xảy ra các biến chứng như chảy máu tái diễn, viêm phúc mạc mật, rò mật, khối tụ dịch mật (bilome), apxe hay hoại tử tế bào gan, tăng áp lực ổ bụng (TALOB)...Tuy nhiên việc xử trí những biến chứng trên còn gặp nhiều khó khăn. Lựa chọn giữa can thiệp dưới hướng dẫn của siêu âm (SA), hoặc dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính, hay phẫu thuật nội soi ổ bụng (PTNS) hay mổ mở hoặc can thiệp nội soi ngược dòng và stent đường mật vẫn còn cần xem xét và nghiên cứu nhiều. Mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị các biến chứng muộn sau phẫu thuật bảo tồn hay điều trị nội CTG. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân, không phân biệt tuổi, giới, được chẩn đoán CTG, có biến chứng( sau điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật bảo tồn CTG) được điều trị và hoặc phẫu thuật tại khoa phẫu thuật cấp cứu bụng, BV Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. Kết quả nghiên cứu: Từ năm 2011 tới năm 2017 có 14 bệnh nhân biến chứng muộn của CTG được điều trị tại khoa cấp cứu bụng, bệnh viện Việt Đức bao gồm: Nam 11 (78,6%), nữ 3 (21,4%), tuổi trung bình: 34,4. Thời gian xuất hiện biến chứng từ 72h đến 10 ngày chiếm 71,4%, sau 10 ngày chiếm 21,4 %, từ 24-48h có 1 bệnh nhân (7,2%). Có 5/14 trường hợp biến chứng xảy ra sau mổ bụng cấp cứu (35,7%) và 6/14 trường hợp sau nút mạch gan cấp cứu (42,6%). Tổn thương gan phải đơn thuần là 6 bệnh nhân (42,9%); gan trái là 1 (7,1%) gan phải và gan trái là 7 bệnh nhân (50,0%). CTG độ IV chiếm 11/14 (78,6%), CTG độ V chiếm 2/14 (14,3%) và độ III có 1 bệnh nhân (7,1%). Kết quả điều trị: Không có bệnh nhân nào tử vong, biến chứng sau mổ có 1 bệnh nhân apxe tồn dư sau mổ cắt gan trái được chọc hút dưới siêu âm, 1 bệnh nhân rò mật sau mổ cắt gan phải mở rộng. Kết luận: Các biến chứng muộn của điều trị bảo tồn CTG thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 (71,4% ), hoặc >10 ngày (21,4%). Các biến chứng có thể xuất hiện sau mổ hoặc sau nút mạch khi mạch, huyết áp đã ổn định. Các biến chứng có thể xuất hiện riêng rẽ hoặc phối hợp: Viêm phúc mạc mật, rò mật, tăng áp lực ổ bụng, chảy máu tái diễn, bilome. Đối với TALOB: chọc hút dưới siêu âm cho kết quả tốt. Với viêm phúc mạc mật: PTNS hút rửa ô bụng, dẫn lưu cho kết quả khá tốt. Đối với rò mật: Có thể chọc hút dưới siêu âm, PTNS hút rửa ổ bụng, hay chụp đường mật ngược dòng kết hợp với cắt cơ ODDI và đặt stent đường mật cho kết quả tốt.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Pruvot FR et al: Traumatisme graves du foie: à la recherche de criteres decisionnel pour le choix du traitement non operatoire.Ann Chir 2005; 130: 70-80.
3. Velmahos G, Toutouzas KG, Radin R et al. Non operative treatment of blunt injury to solid abdominal organs: a prospective study. Arch Surg 2003;138: 844-51.
4. Pachter HL, Knudson MM, Esrig B, et al. Status of non operative management of blunt hepatic injuries in 1995: a multicenter experience with 404 patients. J Trauma 1996; 40: 31-8.
5. Letoublon C, Castaing D. Les traumatismes fermes du foie. Monographie de l”Association francaise de chirugie. Paris: Arnette blackwell; 1996.
6. Chen RJ, Fang JF, Chen MF. Intra abdominal pressure monitoring as a guideline in the non-operative management of the blunt hepatic trauma. J trauma 2001; 51(1): 44-50.
7. Kron il, Harman PK, Nolan SP. The measurement of intraabdominal pressure as acriterion for abdominal re-exploration. Ann Surg 1984; 199(1): 28-30.
8. Balogh Z, Mckinley BA, Holcom JB, et al. Both primary and secondery abdominal compartment syndrome can be predicted early and harbingers of multiple organ failure. J Trauma 2003; 54: 848-61.