ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM NGỪNG TUẦN HOÀN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Ngọc Toàn Phạm 1,
1 Bệnh viện Nhi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu ở trẻ trên 1 tháng tuổi có ngừng tuần hoàn tại BV Nhi trung ương trong thời gian 6/2018-5/2019. Kết quả: Nghiên cứu trên 102 bệnh nhân ngừng tuần hoàn: Tỉ lệ nam/ nữ là 1,04; bệnh nhân ở thành thị nhiều hơn ở vùng nông thôn, chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi dưới 1 tuổi (43,1%); tỉ lệ mắc bệnh nền (56,9%), trong đó bệnh lý về tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất (34,5%). Địa điểm cấp cứu ngừng tuần hoàn xảy ra chủ yếu ở khoa cấp cứu (49%) và các khoa điều trị tích cực (43,1%), ngừng tuần hoàn nội viện (68,6%), ngoại viện (31,4%). Biểu hiện lâm sàng trước khi ngừng tuần hoàn cần hỗ trợ hô hấp (92,1%), suy tuần hoàn (78,6%),  rối loạn ý thức (92,2%). Biểu hiện nhịp tim khi ngừng tuần hoàn chủ yếu là do vô tâm thu (95.1%). Sau cấp cứu bệnh nhân có tim trở lại chiếm 64,7%, nhưng tỉ lệ tử vong (44,1%) và xin về (31,4%). Kết luận: Ngừng tuần hoàn gặp nhiều ở nhóm tuổi dưới 1 tuổi, kèm theo bệnh nền, phần lớn là bệnh tim mạch, thường diễn ra tại khoa cấp cứu, gặp chủ yếu là vô tâm thu và tỉ lệ tử vong cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. D. Berg, Nadkarni, V. M., Zuercher, M., & Berg, R. A. (2008). In-hospital pediatric cardiac arrest. Pediatric Clinics of North America, 55(3), 589-604.
2. I. K. Maconochie, R. Bingham, C. Eich et al (2015). European resuscitation council guidelines for resuscitation 2015: section 6. Paediatric life support. Resuscitation, 95, 223-248.
3. Martin Samuels and Sue Wieteska (2016). Advanced Paediatric Life Support., Sixth Edition.
4. M. Matamoros, Rodriguez, R., Callejas, A., Carranza, D., Zeron, H., Sánchez, C., ... & Iberoamerican Pediatric Cardiac Arrest Study Network RIBEPCI (2015). In-hospital pediatric cardiac arrest in Honduras. . Pediatric emergency care, 31(1), 31-35.
5. J. López-Herce, García, C., Domínguez, P., Carrillo, A., Rodríguez-Núñez, A., Calvo, C., ... & Spanish Study Group of Cardiopulmonary Arrest in Children (2004). Characteristics and outcome of cardiorespiratory arrest in children. Resuscitation, 63(3), 311-320.
6. S. Girotra, B. K. Nallamothu, J. A. Spertus et al (2012). Trends in survival after in-hospital cardiac arrest. New England Journal of Medicine, 367(20), 1912-1920.
7. A. G. Reis, Nadkarni, V., Perondi, M. B., Grisi, S., & Berg, R. A (2002). A prospective investigation into the epidemiology of in-hospital pediatric cardiopulmonary resuscitation using the international Utstein reporting style. Pediatrics, 109(2), 200-209.
8. J. López-Herce, J. del Castillo, S. Cañadas et al (2014). In-hospital pediatric cardiac arrest in Spain. Revista Española de Cardiología (English Edition), 67(3), 189-195.