ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Nhiễm trùng đường tiết niệu (NTĐTN) là một trong những nhiễm trùng thường gặp. Việc sử dụng kháng sinh hợp lý trong NTĐTN có thể làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của công tác dược lâm sàng và chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong điều trị NTĐTN. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, so sánh 2 giai đoạn được thực hiện trên 356 hồ sơ bệnh án có chẩn đoán NTĐTN điều trị nội trú tại khoa Ngoại - Tiết niệu bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh trong các giai đoạn 07/2018 - 07/2019 (giai đoạn 1: Chưa có sự can thiệp sử dụng kháng sinh của dược sĩ lâm sàng) và 09/2019 - 09/2020 (giai đoạn 2: Có sự can thiệp sử dụng kháng sinh của dược sĩ lâm sàng). Tiêu chí chính của nghiên cứu là so sánh tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý giữa 2 giai đoạn. Tính hợp lý của kháng sinh được đánh giá dựa theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện năm 2019, hướng dẫn của hội Tiết niệu thận học Việt Nam 2013 và hội Tiết niệu thận học Châu Âu 2019. Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 59,7 ± 19,0. Kháng sinh nhóm β - lactam và quinolon được sử dụng nhiều nhất. Tỷ lệ hợp lý chung sử dụng kháng sinh kinh nghiệm ở giai đoạn 2 cao hơn giai đoạn 1 (63,8% so với 52,5% p = 0,03). Tỷ lệ bác sĩ chấp thuận can thiệp của dược sĩ là 45,8%. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy giai đoạn có can thiệp của dược sĩ lâm sàng làm và chương trình quản lý sử dụng kháng sinh là yếu tố liên quan tới giảm thời gian nằm viện (β = -1,589, CI = -3,161 – -0,016, p = 0,048). Kết luận: Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh và công tác dược lâm sàng góp phần làm tăng tỷ lệ hợp lý sử dụng kháng sinh điều trị NTĐTN.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm trùng đường tiết niệu, kháng sinh, chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, dược sĩ lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Bệnh viện Thống Nhất, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, 2019.
3. Hội Tiết Niệu – Thận Học Việt Nam (VUNA) (2013), Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam 2013, NXB Y học, Hà Nội.
4. Bonkat G.F., Bruyère T., Geerlings K.S. et al. (2019), "Guidelines on Urological Infections - EAU ", European Association of Urology, p.7-8.
5. Nguyễn Thế Hưng (2016), "Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp tại bệnh viện Chợ Rẫy", Luận án tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 56.
6. Dolgova S.S., Aznarte-Padial P., Jimenez-Morales A. et al. (2020), "Pharmacist recommendations for carbapenem de-escalation in urinary tract infection within an antimicrobial stewardship program", Journal of Infection and Public Health. 13 (4), 558-563.
7. Velasco A.M., Rubio C.L., Casas M.A. et al. (2010), "Appropriateness of empiric antibiotic therapy in urinary tract infection in emergency room", Rev Clin Esp. 210 (1), 11-16.
8. Kim M., Lloyd A., Condren M. et al. (2015), "Beyond antibiotic selection: concordance with the IDSA guidelines for uncomplicated urinary tract infections", Infection. 43 (1), 89-94.
9. Davey P., Marwick C.A., Scott C.L. et al. (2017), "Interventions to improve antibiotic prescribing practices for hospital inpatients", Cochrane Database of Systematic Reviews (2).