ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LẤY SỎI ỐNG MẬT CHỦ QUA NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG Ở BỆNH NHÂN CÓ TÚI THỪA TÁ TRÀNG

Công Long Nguyễn 1,, Thị Dân Nguyễn 2
1 Trung tâm tiêu hóa gan mật bệnh viện Bạch mai
2 Bệnh viện huyện Văn Giang, Hưng yên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Túi thừa quanh tá tràng (PAD) được xem là nguyên nhân liên quan đến sỏi ống mật chủ. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá sỏi ống mật chủ liên quan vói túi thừa tá tràng ảnh hưởng đến thành công của kỹ thuật lấy sỏi qua chụp mật tụy ngược dòng (ERCP). Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân sỏi ống mật chủ được tiến hành ERCP có túi thừa quanh papilla từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020. Trong đó 30 bệnh nhân sỏi ống mật chủ có túi thừa tá tràng, và 30 bệnh nhân không có túi thừa tá tràng được đưa vào nghiên cứu.  Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thời gian thực hiện kỹ thuật ERCP giữa hai nhóm (41.0 ±13.7 phút ở nhóm có túi thừa so với 35.2 ± 12.0 phút ở nhóm chứng). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có túi thừa và nhóm không có túi thừa về khả năng lấy hết sỏi (77 % cho cả hai nhóm), 70 % ở nhóm có túi thừa so với 84 % ở nhóm chứng. Tỷ lệ biến chứng sau can thiệp tương tự ở hai nhóm.  Kết luận: Nghiên cứu cho thấy túi thừa quanh papilla không ảnh hưởng đến kỹ thuật cũng như tai biến sau ERCP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Leivonen, M.K., J.A. Halttunen, and E.O. Kivilaakso, Duodenal diverticulum at endoscopic retrograde cholangiopancreatography, analysis of 123 patients. Hepatogastroenterology, 1996. 43(10): p. 961-6.
2. Sun, Z., et al., Different Types of Periampullary Duodenal Diverticula Are Associated with Occurrence and Recurrence of Bile Duct Stones: A Case-Control Study from a Chinese Center. Gastroenterol Res Pract, 2016. 2016: p. 9381759.
3. Egawa, N., et al., The role of juxtapapillary duodenal diverticulum in the formation of gallbladder stones. Hepatogastroenterology, 1998. 45(22): p. 917-20.
4. Chong, V.H., H.B. Yim, and C.C. Lim, Endoscopic retrograde cholangiopancreatography in the elderly: outcomes, safety and complications. Singapore Med J, 2005. 46(11): p. 621-6.
5. Xu, L., et al., Endoscopic Sphincterotomy with Large Balloon Dilation versus Endoscopic Sphincterotomy for Bile Duct Stones: A Systematic Review and Meta-Analysis. BioMed Research International, 2015. 2015: p. 673103.
6. Shelat, V.G., V.J. Chia, and J. Low, Common bile duct exploration in an elderly Asian population. Int Surg, 2015. 100(2): p. 261-7.