NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG ĐỂ GIẢM ĐAU CHUYỂN DẠ CHO SẢN PHỤ SINH THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN-NHI TỈNH QUẢNG NGÃI

Đình Tuyến Nguyễn 1,, Tiến Dũng Nguyễn1
1 Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, phương pháp giảm đau chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng được áp dụng tại nhiều bệnh viện Phụ sản, đem lại nhiều lợi ích cho sản phụ và làm giảm tỷ lệ sinh mổ. Bệnh viện chúng tôi đang sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng Bupivacain phối hợp với Fentanyl để giảm đau trong chuyển dạ nhưng chưa được đánh giá, chúng tôi muốn xem hiệu quả tác dụng giảm đau của phối hợp hai loại thuốc này. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau, các tác dụng không mong muốn và mức độ hài lòng của sản phụ khi lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ sinh thường bằng phối hợp thuốc Bupivacain và Fentanyl. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả chọn sản phụ từ 18-40 tuổi, có chỉ định sinh thường, thuộc nhóm ASA I, II, đồng ý tham gia nghiên cứu và không có chống chỉ định gây tê ngoài màng cứng từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2020 tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả: 326 sản phụ, chiều cao trung bình là 159,07 ±7,71cm và cân nặng trung bình là 60,04 ± 7,59 kg. Hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ: Thời gian khởi tê trung bình là 5,77±1,35 phút. Thay đổi điểm VAS: trước khi gây tê điểm VAS trung bình của sản phụ là 7,15±1,28, tương ứng mức độ đau nhiều và rất nhiều; sau 5 phút gây tê và trong các giai đoạn còn lại của cuộc chuyển dạ, điểm VAS trung bình đều <4. Tác dụng không mong muốn: Phương pháp chưa ghi nhận ảnh hưởng đến tim thai trong chuyển dạ; không ảnh hưởng đến tần số tim cũng như thay đổi SpO2, huyết áp của sản phụ. Ghi nhận một số tác dụng không mong muốn nhưng không ảnh hưởng đến tổng trạng sản phụ trong cuộc đẻ như: lạnh run, tụt huyết áp, nôn, bí tiểu, ngứa, đau đầu. Tỷ lệ sản phụ rất hài lòng là 30,68%. Kết luận: Phương pháp duy trì giảm đau trong các giai đoạn của quá trình chuyển dạ đều rất tốt, thể hiện: trước khi gây tê điểm VAS trung bình đều >7, sau khi khởi tê điểm VAS trung bình ở các giai đoạn của chuyển dạ đều <4. Phương pháp chưa ghi nhận ảnh hưởng tới hô hấp của sản phụ và tần số tim thai. Tỷ lệ tác dụng không mong muốn ít. Tỷ lệ sản phụ hài lòng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chinh (2011), "Nghiên cứu gây tê ngoài màng cứng phối hợp Bupivacain với Fentanyl để giảm đau trong chuyển dạ", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 3, tập 15, tr.186-194.
2. Đỗ Văn Lợi (2017), Nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng Bupivacain 0,1% phối hợp Fentanyl do và không do bệnh nhân tự điều khiển, Luận án Tiến sỹ Y học Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Trọng Thắng (2011), "Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của giảm đau trong chuyển dạ với gây tê ngoài màng cứng bằng Bupivacain nồng độ thấp kết hợp Fentanyl không dùng liều thử", Tạp chí Y học Thành phổ Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 3, tr.101-108.
4. Phùng Quang Thủy, Cao Ngọc Thành (2012), "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng", Tạp chí Y học thực hành, số 12(854), tr.29-32.
5. Chora I., Hussain A. (2014), "Comparison of 0.1% Ropivacaine-Fentanyl with 0.1% Bupivacain-Fentanyl Epidurally for Labour Analgesia", Advances in Anesthesiology.
6. Esra K., All K (2016), "Comparison of patient controlled analgesia with Bupivacain or Bupivacain plus Fentanyl during labor", International Journal of Clinical Anesthesiology. 4(2), pp.1-4.
7. Gündüz Ş., et al (2017), "Comparison of Bupivacain and Ropivacaine in combination with Fentanyl used for walking epidural anesthesia in labor", Turkish journal of obstetrics and gynecology. 14(3), pp.170.
8. Patkar C. S, et al (2015), "A comparison of continuous infusion and intermittent bolus administration of 0.1% Ropivacaine with 0.0002% Fentanyl for epidural labor analgesia", Journal of Anaesthesiology, Clinical Pharmacology. 31(2), pp.234.