ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG HAI BÊN TOÀN BỘ BẨM SINH THEO KỸ THUẬT PUSH BACK TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2018 - 2021

Xuân Hải Tăng 1,, Minh Long Trần 1, Xuân Thu Lê 1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả liền thương, đóng kín khe hở sau phẫu thuật điều trị khe hở vòm miệng (KHVM) hai bên toàn bộ bẩm sinh theo kỹ thuật push-back và nêu một số đặc điểm lâm sàng khe hở vòm miệng hai bên toàn bộ được phẫu thuật điều trị theo kỹ thuật này. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu, tiến cứu cỡ mẫu 38 BN đủ tiêu chuẩn bị KHVM hai bên toàn bộ bẩm sinh từ tháng 01/2018-08/2021 tại khoa Răng Hàm Mặt - BV Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Nam 25 BN (65,79 %); Nữ 10 BN (34,21 %); Ở nhóm tuổi ≤24 tháng: 8 (21,05%) BN; Nhóm >24-48 tháng: 60,53% (23 BN). Do di truyền: 18,42% (7 BN); mẹ bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai: 34,21% (13 BN); không rõ nguyên nhân: 47,37% (18 BN). KHVM đơn thuần 4 BN (10,53%). KHVM kèm theo KHM 34 BN (89,47%). Nhóm nam: KHVM đơn thuần 12%; KHVM kết hợp KHM 88,00%. Nhóm nữ: KHVM đơn thuần 7,69%, KHVM kết hợp KHM 92,31%. Kích thước KHVM rộng 1-2 cm cao nhất 30 BN (78,95%); KHVM rộng >2 cm: 03 BN (21,05%). Không có biến chứng sau mổ 34 BN (89,47%). Kết luận: Tỷ lệ nam/nữ: 2/1; tuổi PT trung bình: 36,62±20,90 tháng (min 16, max 72 tháng (6 tuổi)): Nhóm tuổi  ≤24 tháng: 21,05%; Nhóm >24-48 tháng: 60,53%; Nhóm >48-<72 tháng: 15,79%; Thấp nhất tuổi ≥72 tháng: 2,63%. Nguyên nhân: mẹ ốm 03 tháng đầu mang thai: 34,21%; di truyền 18,42%; không rõ 46,37%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Uyển (2000), Góp phần đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng theo phương pháp tạo hình chữ Z (Furlow), Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường ĐHY Hà Nội.
2. Lê Đức Tuấn (2010), “Khe Hở môi, vòm miệng bẩm sinh”, Phẫu thuật hàm mặt, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr. 89-101.
3. Lê Xuân Thu (2011), Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng hai bên bẩm sinh theo phương pháp V- Y Veau-Wardill- Kilner, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Võ Thế Quang (1982), “Khe hở vòm miệng”, Phẫu thuật tạo hình và tái tạo mặt, Nhà xuất bản Y học, tr. 316-322.
5. Lâm Hoài Phương (2007), “Khe hở vòm miệng”, Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.105-126.
6. Nguyễn Mạnh Hà, Lê Văn Sơn (1999), “Một số kinh nghiệm trong việc áp dụng kỹ thuật tạo hình vòm miệng bằng hai vạt chữ Z đổi chiều nhau”, Tạp chí Y học Việt Nam, số (240,241), tr.147-152.
7. Lê Đức Tuấn (2015),"Phẫu thuật khe hở vòm miệng bẩm sinh", benhvien103.vn.
8. Mai Đình Hưng, Nguyễn Khắc Giảng (1979), “Những dị tật khe hở vùng hàm mặt”, Răng hàm mặt, tập (II), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.186-220.