XÁC ĐỊNH HOẠT CHẤT DEXAMETHASON BẲNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP (HPLC) CÓ TRONG MỸ PHẨM LƯU HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH NĂM 2021

Thị Thủy Vũ1,, Thị Dung Hồ 1, Thị Soa Đặng1
1 Trường Đại học Y Khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một số nhà sản xuất bất chấp sự an toàn của người tiêu dùng đã trộn một số thuốc vào trong mỹ phẩm, đặc biệt là các chất thuộc nhóm Glucocorticoid. Các mỹ phẩm trộn Glucocorticoid có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: teo da, xơ cứng bì, viêm da đỏ ửng, giãn mao mạch, mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm, vi khuẩn và virus, chậm liền sẹo, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp[1].Từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện với mục tiêu sau: Định tính, định lượng dexamethason trong một số mỹ phẩm lưu hành trên tại địa bàn Thành phố Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 10 mẫu mỹ phẩm thu thập trên địa bàn Thành phố Vinh năm 2021. Tiến hành xác định Corticoid bằng phương pháp của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương 2010. Kết quả. Qua khảo sát các điều kiện tối ưu của phương pháp như : Độ đặc hiệu, khoảng tuyến tính, độ lặp lại, độ tái lặp, hiệu suất thu hồi chúng tôi đánh giá phương pháp nghiên cứu hoàn toàn phù hợp để áp dụng vào phân tích các mẫu mỹ phẩm. 10 mẫu phân tích thì có 01 mẫu (MP- 08) có chứa chất dexamethason photphat có thời gian lưu (3’033’’) tương đương với thời gian lưu của mẫu chuẩn (3’087’’), với nồng độ xác định được là 147mg/g. Còn 09 mẫu còn lại không chứa chất dexamethason photphat. Kết luận. Kết quả này ít nhiều cho thấy còn có chất Corticoid trong mỹ phẩm, nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe người sử dụng từ các mặt hàng mỹ phẩm đang lưu hành trên thị trường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Long Nguyễn Thành (2006), Mỹ phẩm, Chuyên đề tự chọn, Đại học Dược HàNội.
2. Ương Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung (2010), "Phát hiện và định lượng 12 Corticoid trộn trái phép và 7 chất bảo quản nhóm paraben bị cấm hoặc có giới hạn sử dụng trong mỹ phẩm bằng phương pháp HPLC.".
3. Ương Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung (2020), "Xây dựng phương pháp xác định thủy ngân, arsen, chì, Cadmi trong mỹ phẩm bằng ICP-MS và xác định một số corticoid trong mẫu mỹ phẩm bằng LC-MS/MS".
4. Hoa Nguyễn Thị Hường (2013), Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện và xác định hàm lượng một số chất bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm, Đại học Dược Hà Nội.
5. Linh Nguyễn Thị Mỹ (2017), Phát hiện dexamethason acetat, betamethason dipropionat và prednisolon trong một số mỹ phẩm đang lưu hành tại huyện Nghi Lộc– tỉnh Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Đại học Dược Hà Nội
6. Giaccone V., Polizzotto G. et al. (2017), "Determination of Ten Corticosteroids in Illegal Cosmetic Products by a Simple, Rapid, and High-Performance LC-MS/MS Method", Int J Anal Chem. 2017, pp.3531649.
7. Kim Nam, Yoo Geum et al. (2017), "Determination of 43 prohibited glucocorticoids in cosmetic products using a simultaneous LC-MS/MS method", Anal. Methods. 9.