ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP BÀI TẬP DƯỠNG SINH, ĐIỆN CHÂM VÀ BÀI ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Trí Thuật Bùi 1,, Thái Hà Trần 2
1 Trung tâm y tế huyện Mê Linh
2 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp kết hợp bài tập dưỡng sinh, điện châm và Độc hoạt ký sinh thang trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát và theo dõi một số tác dụng không mong muốn của phương pháp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên, so sánh trước sau đồng thời so sánh với nhóm chứng trên 60 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định thoái hóa khớp gối, đủ tiêu chuẩn chọn và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Mê Linh, Hà Nội từ tháng 1/2021 đến hết tháng 10/2021. Các bệnh nhân được chia làm 2 nhóm là nhóm nghiên cứu (NNC) với 30 bệnh nhân được điện châm + độc hoạt ký sinh thang trong 15 ngày và dưỡng sinh trong 30 ngày; nhóm đối chứng (NĐC) với 30 bệnh nhân được điện châm + độc hoạt ký sinh thang trong 15 ngày. Kết quả nghiên cứu được đánh giá tại 4 thời điểm là trước điều trị (D0), ngày thứ 7 (D7), ngày thứ 15 (D15) và sau điều trị (D30). Các thang điểm đánh giá bao gồm: Thang điểm đau VAS (Visual Analog Scale), khả năng vận động khớp gối theo thang điểm WOMAC (Western Ontario and McMaster Universities), tầm vận động khớp gối và hiệu quả chung. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Sau 30 ngày điều trị, có 56,7% đạt Tốt, 26,7% đạt Khá, 10% Trung bình và 6,6% không hiệu quả. Giảm điểm đau VAS, trước khi điều trị là 5,24 giảm xuống chỉ còn 2,25 điểm.100% bệnh nhân chỉ còn đau nhẹ hoặc không đau. Cải thiện tầm vận động khớp gối với các động tác: Gấp từ 121,9 điểm lên 136,18 điểm; Duỗi từ 9,14 xuống 2,43. Giảm điểm WOMAC (bao gồm WOMAC đau, cứng khớp, vận động và tổng) sau điều trị. Không ghi nhận bất kỳ tác dụng không mong muốn nào trong quá trình điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân (2004), Hư khớp, Bệnh học nội khoa tập II, NXB Y học, 327-342.
2. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thu Hiền (2002), Đánhgiá tình hình bệnh khớp tại Khoa cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991 – 2000), Báo cáo khoa học Đại hội toàn quốc lần thứ 3, Hội thấp khớp học Việt Nam, 263-267.
3. Nguyễn Thu Thủy (2014), Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớpgối bằng bài thuốc Tam tý thang kết hợp với điện xung, Luận văn tốtnghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, 46-56.
4. Aggaarwal Anita (2003), A.H. injection for knee osteoarthritis. Canadian family physician, 133-135.
5. Sahar Ahmed Abdalbary (2016), Ultrasound with mineral water or aqua gel to reduce pain and improve the WOMAC of knee osteoarthritis, Future Science, vol. 2, No.1.