ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TẮC, HẸP ĐỘNG MẠCH CHỦ- CHẬU VÀ CHI DƯỚI

Duy Tân Nguyễn 1,, Quyết Tiến Trần 2
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 Trung tâm Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong thời gian gần đây can thiệp nội mạch đang chiếm nhiều ưu thế so với mổ mở điều trị trong bệnh lý tắc mạch chủ chậu và chi dưới. Can thiệp nội mạch được phân loại theo TASC (Trans-Atlantic Inter-Socity Consensus). Mặc dù điều trị ngoại khoa vẫn còn thực cho những bệnh nhân có nguy cơ thấp (ít bệnh đi kèm: bệnh mạch vành, COPD, tai biến mạch máu não…) hoặc những trường hợp phức tạp phân loại mức độ nặng TASC:D nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy can thiệp nội mạch đã cho kết quả tốt đối với tắc mạch mức độ nặng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh tắc, hẹp động mạch chủ- chậu chi dưới có triệu chứng lâm sàng. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Từ tháng 01/03/2020 đến tháng 31/12/2020, chúng tôi thống kê, mô tả cắt dọc 38 ca can thiệp mạch nội mạch bệnh động mạch chi dưới tại khoa Phẫu thuật Mạch Máu BV Chợ Rẫy và Ngoại Tim mạch- Lồng ngực, Bệnh viện Thống Nhất. Tất cả bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, chỉ số cổ chân- cánh tay và đặc điểm tổn thương động mạch trước và sau can thiệp, để đánh giá hiệu quả của can thiệp nội mạch. Kết quả: Đa số là tổn thương động mạch phức tạp thuộc TASC II C và D (79%). Tầng động mạch tổn thương gồm chủ chậu (68,4%), tầng đùi khoeo (44,7%) và tầng dưới gối (42,1%). Chỉ số cổ chân- cánh tay trung bình trước và sau can thiệp lần lượt là 0.35 và 0.7 (p<0.001). Thủ thuật thành công về kỹ thuật trong 37 ca (97%). Có 24 ca (63%) được nong bóng và đặt giá đỡ nội mạch, 14 ca (27%) chỉ nong bóng đơn thuần. Các biến chứng sau thủ thuật gồm  tụ máu vị trí đâm sheath (1,7%) và cắt cụt chi (5,4%), xuất huyết nội (1,7%). Kết luận: can thiệp nội mạch là phương pháp hiệu quả, ít xâm lấn trong điều trị bệnh tắc động mạch chủ-châu chi dưới. Tuy nhiên cần có thêm nghiêm cứu về kết quả trung hạn và dài hạn của can thiệp mạch chi dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Conrad MF, Cambria RP, Stone DH, et al. Intermediate results of percutaneous endovascular therapy of femoropopliteal occlusive disease: a contemporary series.J Vasc Surg. 2006;44:762–769.
2. Dake MD, Ansel GM, Jaff MR, Ohki T, Saxon RR, Smouse HB, Machan LS, Snyder SA, O'Leary EE, Ragheb AO, Zeller T; Zilver PTX Investigators. Durable Clinical Effectiveness With Paclitaxel-Eluting Stents in the Femoropopliteal Artery: 5-Year Results of the Zilver PTX Randomized Trial. Circulation. 2016 Apr 12;133(15):1472-83.
3. Đinh Huỳnh Linh, Phạm Mạnh Hùng và cộng sự, Đánh giá kết quả sớm can thiệp nội mạch điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính ở Viện Tim mạch Việt Nam. Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam, 75+76 (2016), 123-130.
4. Johnston KW. Femoral and popliteal arteries: reanalysis of results of balloon angioplasty. Radiology 1992;183:767-771.
5. Klinkert P, Schepers A, Burger DH, et al. Vein versus polytetrafluoroethylene in above-knee femoropopliteal bypass grafting: five-year results of a randomized controlled trial.J Vasc Surg. 2003;37:149 –155
6. Kudo T, Chandra FA, Ahn SS. The effectiveness of percutaneous transluminal angioplasty for the treatment of critical limb ischemia: a 10-year experience.J Vasc Surg. 2005;41:423– 435; discussion 435
7. L’Italien GJ, Cambria RP, Cutler BS, et al. Comparative early and late cardiac morbidity among patients requiring different vascular surgery procedures.J Vasc Surg. 1995;21:935–944.
8. Marie D. Gerhard-Herman, et al, 2016 AHA/ACC Guideline on the Management of Patients With Lower Extremity Peripheral Artery Disease. J Am Coll Cardiol. 2017 Mar, 69 (11) e71-e126.
9. Martin Schillinger, et al. Balloon Angioplasty versus Implantation of Nitinol Stents in the Superficial Femoral Artery. N Engl J Med 2006; 354:1879-1888