ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CT SỌ NÃO DO VỠ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO

Đức Thuần Đỗ 1,, Phúc Đức Đặng 1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh ct sọ não do vỡ dị dạng động tĩnh mạch não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, nhóm nghiên cứu 41 bệnh nhân được xác định chẩn đoán chảy máu não do vỡ AVM, nhóm chứng gồm 183 bệnh nhân đột quỵ chảy máu não không do vỡ AVM. Kết quả: Chảy máu não do vỡ AVM gặp 53,67% ở lứa tuổi 20-40, đột quỵ chảy máu não không do vỡ AVM gặp tỷ lệ cao ở tuổi 40-60 là 42,62%. Chảy máu não do vỡ AVM có glasgow trung bình 13,35±1,57 điểm, mRS trung bình 1,03 ± 0,78 điểm, hình ảnh CT sọ não thấy chảy máu ở vỏ não 80,49%, thể tích ổ máu tụ trên 30 ml là 12,19%, có hình ảnh vôi hóa 26,83%. Ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu não không do vỡ AVM có các tỷ lệ tương ứng là: glasgow 9,61 ± 1,72 điểm, mRS 3,11± 1,27 điểm, chảy máu vỏ não 9,23 %, thể tích ổ máu tụ > 30 ml 40,98%, có điểm vôi hóa là 1,64%. Kết luận: Chảy máu do AVM thường gặp ở người 20-40 tuổi, mức độ lâm sàng theo điểm glasgow nhẹ, thể tích ổ máu tụ nhỏ, hay có điểm vôi hóa và khả năng hồi phục tốt hơn so với bệnh nhân đột quỵ chảy máu não không do vỡ AVM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Murthy S.B., Merkler A.E., Omran S.S. et al. (2017). Outcomes after intracerebral hemorrhage from arteriovenous malformations, Neurology, 88(20): 1882-1888.
2. Nguyễn Ngọc Cương (2020). Đánh giá kết quả điều trị nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não đã vỡ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (phil), Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Hiện, Đỗ Đức Thuần, Đặng Phúc Đức và CS. (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng đột quỵ chảy máu não tại Khoa Đột quỵ Bệnh viện 103, Tạp chí Y-Dược học Lâm sàng 108, Tập 5, số đặc biệt, hội nghị khoa học chuyên ngành đột quỵ toàn quốc 2010(ISSN 1859-2872): 104-110.
4. Bir S.C., Maiti T.K., Konar S. et al. (2016). Overall outcomes following early interventions for intracranial arteriovenous malformations with hematomas, J Clin Neurosci, 23: 95-100.
5. Mjoli N., Le Feuvre D., Taylor A. (2011). Bleeding source identification and treatment in brain arteriovenous malformations, Interventional neuroradiology : journal of peritherapeutic neuroradiology, surgical procedures and related neurosciences, 17(3): 323-330.
6. Chen Q., Tang J., Tan L. et al. (2015). Intracerebral Hematoma Contributes to Hydrocephalus After Intraventricular Hemorrhage via Aggravating Iron Accumulation, 46(10): 2902-2908.
7. Hu R., Zhang C., Xia J. et al. (2021). Long-term Outcomes and Risk Factors Related to Hydrocephalus After Intracerebral Hemorrhage, Translational Stroke Research, 12(1): 31-38.