NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE Ở BỆNH NHÂN NAM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Thanh Tùng Hà 1,, Thiện Trung Trần 2, Thị Hồng Nhung Nguyễn 2, Quang Huy Vũ 3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
3 Trung tâm Kiểm chuẩn Chất lượng Xét nghiệm Y học Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh cao và tăng dần qua từng năm. Theo IDF (The International Diabetes Federation) năm 2019, trên thế giới có khoảng 463 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, tại Đông Nam Á con số này ước tính khoảng 87,6 triệu. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên quan rất lớn giữa bệnh đái tháo đường type 2 với nồng độ testosterone ở nam giới, một hormone quan trọng đối với sức khoẻ và tâm sinh lý. Hầu hết bệnh nhân nam giới đái tháo đường type 2 có mức testosterone thấp chưa được chẩn đoán, việc xác định nồng độ testosterone là cần thiết trong chăm sóc và điều trị toàn diện ở những bệnh nhân này. Mục tiêu: Xác định nồng độ testosterone huyết thanh ở bệnh nhân nam đái tháo đường type 2 và so sánh với nhóm chứng.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 104 nam giới được đưa vào nghiên cứu, chia làm 2 nhóm gồm 56 bệnh nhân nam đã được chẩn đái tháo đường type 2 và 48 nam giới nhóm chứng. Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được xét nghiệm định lượng nồng độ testosterone, sử dụng phép kiểm T- test và χ2 để so sánh giữa 2 nhóm. Kết quả: Nồng độ trung bình testosterone ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 351 ± 88,5 ng/dL thấp hơn nhóm chứng 529,4 ± 136,5 ng/dL, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ giảm testosterone ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 44,6 % cao hơn ở nhóm chứng là 6,3 %; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết luận: Có sự suy giảm testosterone ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 so với nhóm chứng, tỷ lệ giảm testosterone ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 ở mức cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anupam. B, Shivaprasad. C, Sridevi. A, et al (2020), "Association of total and calculated free testosterone with androgen deficiency symptoms in patients with type 2 diabetes", Int J Impot Res, 32 (3), pp. 289-296.
2. Cheung. K. K, Luk. A. O, So. W. Y, et al (2015), "Testosterone level in men with type 2 diabetes mellitus and related metabolic effects: A review of current evidence", J Diabetes Investig, 6 (2), pp. 112-123.
3. International diabetes Federation (2019), IDF DIABETES ATLAS Ninth edition 2019, pp. 3-5, 74.
4. Kumari.N, Khan. A, Shaikh.U, et al (2021), "Comparison of Testosterone Levels in Patients With and Without Type 2 Diabetes", pp. 1-6.
5. Vũ Ngọc Linh, Đỗ Trung Quân (2010), Nhận xét một số yếu tố liên quan tới rối loạn cương ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, tr. 2-3.
6. Nguyễn Thị Phi Nga, Hồ Thị Lê, Phạm Cao Kỳ (2015), "Liên quan giữa nồng độ testosterone với thời gian mắc bệnh, glucose máu, HbA1C ở bệnh nhân nam đái tháo đường type 2", tr. 5-7.
7. Park. H. J, Ahn. S.T, Moon. D.G (2019), "Evolution of Guidelines for Testosterone Replacement Therapy", Journal of clinical medicine, 8 (3), pp. 410.
8. Paruk. I. M, Pirie. F. J, Nkwanyana. N. M, et al (2019), "Prevalence of low serum testosterone levels among men with type 2 diabetes mellitus attending two outpatient diabetes clinics in KwaZulu-Natal Province, South Africa", S Afr Med J, 109 (12), pp. 963-970.
9. Sepu. N, Adeleye. J. O, Kuti. M. O (2021), "Serum testosterone in Nigerian men with type 2 diabetes mellitus and its relationship with insulin sensitivity and glycemic control", J Natl Med Assoc, 113 (3), pp. 285-293.