ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA ĐƯỜNG MŨI XOANG BƯỚM ĐIỀU TRỊ U TUYẾN YÊN TĂNG CHẾ TIẾT ACTH TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Thành Nam Nguyễn 1, Thanh Xuân Nguyễn 2,
1 Bệnh viện Việt Đức
2 Trung tâm PTTK Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: đánh giá kết quả điều trị u tuyến yên tăng chế tiết ACTH (bệnh Cushing) bằng phương pháp phẫu thuật nội soi qua đường mũi xoang bướm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu trên 29 trường hợp được chẩn đoán u tuyến yên tăng chế tiết ACTH (bệnh Cushing) dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật lấy u tuyến yên nội soi qua đường mũi xoang bướm tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 10/2018 đến tháng 09/2021. Kết quả: tuổi trung bình 42.72; tỉ lệ nữ/nam: 9/1. Microadenoma chiếm 20.7%, Macroadenoma chiếm 79.3%. Sau mổ có 01 trường hợp chảy máu mũ, 01 trường hợp đái tháo nhạt, 01 trường hợp rò dịch não tủy, 05 trường hợp rối loạn điện giải và đều không cần can thiệp ngoại khoa; có 01 trường hợp giãn não thất phải dẫn lưu não thất ổ bụng. Kết quả: 6/6 ca Microadenoma lấy u hoàn toàn; 20/23 ca Macroadenoma lấy u trên 70%. Tái khám sau mổ 3 tháng ở nhóm kiểu hình Cushing điển hình: tỉ lệ thay đổi kiểu hình ở nhóm Microadenoma và Macroadenoma lần lượt là 83.3% và 33.3%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua đường mũi xoang bướm thể hiện nhiều ưu điểm, an toàn, hiệu quả trong điều trị u tuyến yên tăng chế tiết ACTH.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Buchfelder M, Nistor R, Fahlbusch R, Huk WJ. The accuracy of CT and MR evaluation of the sella turcica for detection of adrenocorticotropic hormone-secreting adenomas in Cushing disease. AJNR Am J Neuroradiol. 1993;14:1183–90.
2. Daniel M. PreveDello, M.D., NaDer Pouratian, M.D., Management of Cushing’s disease: outcome in patients with microadenoma detected on pituitary magnetic resonance imaging. Journal of Neurosurg 109:751–759, 2008.
3. Erickson D, Erickson B, Watson R, et al. 3 Tesla magnetic resonance imaging with and without corticotropin releasing hormone stimulation for the detection of microadenomas in Cushing’s syndrome. Clin Endocrinol (Oxf). 2010;72(6):793–9.
4. FitzPatrick M, Tartaglino LM, Hollander MD, Zimmerman RA, Flanders AE. Imaging of sellar and parasellar pathology. Radiol Clin North Am. 1999;37:101–21. x.
5. Samuel S. Shin, M.D., Ph.D., Paul A. Gardner, M.D.Endoscopic Endonasal Approach for ACTH- Secreting Pituitary Adenomas: Outcomes and Analysis of Remission Rates and Tumor Biochemical Activity with Respect to Tumor Invasiveness. World Neurosurgery. 2015. doi: 10.1016/j.wneu.2015.07.065.
6. Swearingen and B.M.K. Biller (eds.), Cushing’s Disease, Endocrine Updates, DOI 10.1007/978-1-4614-0011-0, © Springer Science+Business Media, LLC 2011.
7. Wolfsberger S, Ba-Ssalamah A, Pinker K, et al. Application of three-tesla magnetic resonance imaging for diagnosis and surgery of sellar lesions. J Neurosurg. 2004;100: 278–86.