TÍNH TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐO STRESS TẠI NƠI LÀM VIỆC (WSS), ỨNG PHÓ THÍCH NGHI (BRCS) VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI (BRS) TRÊN NHÂN VIÊN Y TẾ

Minh Quang Trần 1, Hồ Ngọc Quỳnh Huỳnh 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính tin cậy và giá trị của thang đo stress tại nơi làm việc (WSS), ứng phó thích nghi (BRCS) và khả năng phục hồi (BRS) trên nhân viên y tế. Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 100 nhân viên y tế tại Bệnh viện quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 5 năm 2021. Nhân viên y tế được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền (WSS, BRCS và BRS tiếng Việt). Tính tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng chỉ số Cronbach’s Alpha, tính giá trị được xác định bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Kết quả: Thang đo WSS, BRCS và BRS tiếng Việt có tính tin cậy cao với hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt là 0,84, 0,83 và 0,87. Tính giá trị của các thang đo được xác định bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) với cho kết quả đáp ứng được các tiêu chuẩn, phản ánh sự phù hợp từ mức độ “phù hợp chấp nhận được” đến “phù hợp tốt” giữa mô hình với dữ liệu thực tế thu được. Kết luận: Thang đo WSS, BRCS và BRS tiếng Việt trong nghiên cứu này cho thấy độ tin cậy cao và tính giá trị phù hợp để đánh giá tình trạng stress tại nơi làm việc, cách ứng phó thích nghi với stress và khả năng phục hồi sau stress ở nhân viên y tế tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS-Tập 2. NXB Hồng Đức, Hà Nội. 2008.
2.Beaton Dorcas E, Bombardier Claire, Guillemin Francis, Ferraz Marcos Bosi. Guidelines for the process of cross-cultural adaptation of self-report measures. Spine. 2000; 25 (24): 3186-3191.
3. Bruce W. Smith, Jeanne Dalen, Kathryn Wiggins, Erin Tooley, Paulette Christopher, Jennifer Bernard. The Brief Resilience Scale: Assessing the Ability to Bounce Back. International Journal of Behavioral Medicine. 2008; 15: 194-200.
4. Hair Joseph F., Anderson Rolph E., Black William C.. Multivariate Data Analysis-7th Ed. Pearson, Harlow. 2014.
5. Hu Li‐tze, Bentler Peter M.. Cutoff criteria for fit indexes in covariance structure analysis: Conventional criteria versus new alternatives. Structural Equation Modeling: A Multidisciplinary Journal. (1999); 6 (1): 1-55.
6. Marlin Company, American Institute of Stress. The Work Place Stress Scale (WSS) - ANNEXURE IV. 2011.
7. Sinclair Vaughn G., Wallston Kenneth A.. The development and Psychometric Evaluation of the Brief Resilient Coping Scale. Assessment. 2004; 11 (1): 94-101.
8. Wolf Erika J., Harrington Kelly M., Clark Shaunna L., Miller Mark W.. Sample size requirements for structural equation models: An evaluation of power, bias, and solution propriety. Educational and psychological measurement. 2013; 73 (6): 913-934.