ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN HÌNH ẢNH NỘI SOI DẢI TẦN HẸP VỚI MÔ BỆNH CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

Bá Thức Chu 1,, Hồng Thái Dương 2, Châu Phạm 3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
2 Đại Học Y dược Thái Nguyên
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá mối liên quan giữa hình ảnh nội soi NBI và mô học của polyp đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp: polyp đại trực tràng được phát hiện qua nội soi đại trực tràng có NBI sử dụng máy nội soi đại tràng ống mềm olympus CV 170. Polyp được cắt và hoặc sinh thiết làm mô bệnh qua nội soi, đối chiếu hình ảnh nội soi NBI với kết quả mô bệnh học của polyp. Kết quả: Trong 77 bệnh nhân, polyp có kích lớn, bề mặt sùi hoặc chia múi thì tỷ lệ u tuyến cao hơn. Tỷ lệ loạn sản ở polyp có cuống và không cuống là như nhau. Kích thước polyp càng lớn thì mức độ loạn sản nặng càng cao. Độ nhạy của nội soi NBI trong chẩn đoán polyp tuyến là 93,6%, độ đặc hiệu là 85%. Kết luận: Nội soi đại trực tràng với NBI có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phân loại và dự đoán được mô bệnh polyp đại trực tràng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đình Quang, Lê Quang Nhân, Quách Trọng Đức (2020), "Giá trị phân loại NICE trong tiên đoán mô bệnh học của polyp đại trực tràng", Hội nghị khoa học tiêu hoá toàn quốc lần thứ 26, tr. 84-85.
2. Phạm Thị Hoa (2015), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và hiệu quả điều trị qua nội soi polyp đại trực tràng trên 1cm", Luận văn chuyên khoa cấp II(Học viện Quân y, Hà nội).
3. Kashida H, Kudo S, Takeuchi T, Ohtsuka K. (2006), "The importance of depressed lesions in the development of colorectal cancer.Early cancer of the gastrointestinal tract", Colorectal cancer. 242‐247.
4. Laird-Fick H.S, Chahal G, Olomu A et al (2016), "Colonic polyp histopathology and location in a community-based sample of older adults. BMC Gastroenterol, 16.
5. Nusko G., et al. (1997), ""Invasive carcinoma in colorectal adenomas: multivariate analysis of patient and adenoma characteristics", Endoscopy, 29(7)". 626-31.
6. Repici, A., et al., (2016.), "Narrow-band Imaging International Colorectal Endoscopic Classification to predict polyp histology: REDEFINE study (with videos). ", Gastrointest Endosc, . 84(3): , tr. p. 479-486.e3.
7. Santa Hattori, M.I., Wataru Sano, (2014 16;), "Narrow-band imaging observation of colorectal lesions using NICE classification to avoid discarding significant lesions. ", World J Gastrointest Endosc 6(12).
8. Suzuki T., H.T., Kitagawa Y. và cộng sự, (2016.), " Maginified endoscopic observation of ealy colorectal cancer by linked color imaging with crystal violet staining. ", Gatrointest Endose, . 84(4), , tr. 726-729.
9. Wanders, L.K., et al., (2013.), Diagnostic performance of narrowed spectrum endoscopy, autofluorescence imaging, and confocal laser endomicroscopy for optical diagnosis of colonic polyps: a meta-analysis. Lancet Oncol,. 14(13):, tr. p. 1337-47.