ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẬP THỞ CƠ HOÀNH

Văn Chiến Đỗ 1,, Thị Mai Liên Trần 1
1 Viện Tim mạch, Bệnh viện TƯQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Những bệnh nhân suy tim mạn tính theo khuyến cáo nếu ổn định thì nên bắt đầu phương pháp hỗ trợ phục hồi chức năng hô hấp để cải thiện tình trạng suy tim. Tuy nhiên, ứng dụng trong thực hành lâm sàng điều trị bệnh nhân suy tim còn hạn chế. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thở cơ hoành cho bệnh nhân suy tim mạn tính trong giai đoạn nằm viện. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân suy tim đang được điều trị tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện TƯQĐ 108 trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2020 tham gia vào nghiên cứu. Kết quả: tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 60,1 ± 14,5, nam giới chiếm 80%, 66,7% có suy tim NYHA độ III-IV. Bệnh nhân phần lớn được điều trị bằng furosemide (93%), spironolactone (83,3%), ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể (83,3%). Phân suất tống máu (EF) trên siêu âm trung bình là 38,2%. Bệnh nhân trước khi bắt đầu tập luyện có khoảng đi bộ 6 phút là 341m và sau 30 ngày tập luyện là 462 phút. Chất lượng cuộc sống tính theo thang điểm EQ-5D-5L tăng lên từ 66 điểm lên 75 điểm. Kết luận: Tập thở cơ hoành giúp cải thiện khả năng gắng sức của bệnh nhân và tăng cường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy tim mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. O'Connor, C. M., et al. (2009), "Efficacy and safety of exercise training in patients with chronic heart failure: HF-ACTION randomized controlled trial", JAMA. 301(14), pp. 1439-50.
2. Palau, P., et al. (2019), "Inspiratory Muscle Training and Functional Electrical Stimulation for Treatment of Heart Failure With Preserved Ejection Fraction: The TRAINING-HF Trial", Rev Esp Cardiol. 72(4), pp. 288-297.
3. Stein, R., et al. (2009), "Inspiratory muscle training improves oxygen uptake efficiency slope in patients with chronic heart failure", J Cardiopulm Rehabil Prev. 29(6), pp. 392-5.
4. Weiner, P., et al. (1999), "The effect of specific inspiratory muscle training on the sensation of dyspnea and exercise tolerance in patients with congestive heart failure", Clin Cardiol. 22(11), pp. 727-32.
5. Coelho, R., et al. (2005), "Heart failure and health related quality of life", Clin Pract Epidemiol Ment Health. 1, p. 19.
6. Ponikowski, P., et al. (2016), "2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC", Eur Heart J.