NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI KẾT QUẢ CẤY MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN NĂM 2021

Huy Thạch Lê 1,, Văn Thanh Lê 1, Thùy Dung Đỗ 1, Quốc Thắng Lê 1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Procalcitonin (PCT) được coi là dấu ấn sinh học đặc hiệu cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Mục tiêu: Xác định nồng độ PCT huyết thanh ở những bệnh nhân nhiễm trùng huyết cấy máu dương tính và mô tả mối liên quan giữa nồng độ PCT huyết thanh với các vi khuẩn phân lập được. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 480 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ tháng 01-9/2021. Kết quả: Trung vị nồng độ PCT huyết thanh nhóm cấy máu dương (15,6ng/ml), cao hơn so với nhóm cấy máu âm (p<0,05). Diện tích dưới đường cong 0,83 (p<0,001) nồng độ PCT cao hoặc thấp có khả năng xác định được NTH cấy máu dương tính với điểm cắt 0,4ng/ml với độ nhạy 80% và độ đặc hiệu 93%. Nồng độ trung vị PCT huyết thanh nhóm vi khuẩn gram âm (32,6ng/ml) cao hơn so với nhóm vi khuẩn gram dương (p<0,05). Kết luận: PCT có thể phân biệt nhiễm trùng huyết cấy máu dương tính, cũng như giữa các loài vi khuẩn khác nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Phan Ngọc Bích (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ procalcitonin huyết thanh trong nhiễm trùng sơ sinh sớm tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.
2. Bùi Thị Hồng Châu, Lê Xuân Trường, Trần Quang Bính và cộng sự (2010), “Giá trị của xét nghiệm Procalcitonin trong chẩn đoán nhiễm trùng huyết”, Y học TP.HCM, 14(1), 476–479.
3. Trần Thị Thanh Nga, Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga (2015), “Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sự đề kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19(1), 414-420.
4. Nguyễn Việt Phương, Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Văn Dương và cộng sự (2017), “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của PCT ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 6-2017, 79-84.
5. Meisner. M (2014), “Update on procalcitonin measurements”, Annals of laboratory medicine, 34(4), 263-273.
6. Opota. O., Croxatto A., Prod'hom G., et al. (2015), “Blood culture-based diagnosis of bacteraemia: state of the art”, Clinical Microbiology and Infection, 21(4), 313-322.
7. Rudd K.E., Johnson S. C., Agesa K. M., et al (2020), “Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990–2017: analysis for the Global Burden of Disease Study”, The Lancet, 395(10219), 200-211.
8. Le Huy Thach., Phan Hung Viet., Le Van Thanh., et al (2021), “Study clinical, paraclinical features and the outcome of treatment for neonatal infections in early period at Ninh Thuan provincial general hospital”, Journal Of Functional Ventilation And Pulmonology, 37(12), 26-32.
9. Yan S.T., Sun L. C., Jia H. B., et al (2017), “Procalcitonin levels in bloodstream infections caused by different sources and species of bacteria”, American journal of emergency medicine, 35(4), 579-583.
10. Yunus I., Fasih A., and Wang Y. (2018), “The use of procalcitonin in the determination of severity of sepsis, patient outcomes and infection characteristics”, PloS one, 13(1), e020652.