ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XQUANG BỆNH NHÂN HẸP HÀM TRÊN ĐIỀU TRỊ BẰNG ỐC NONG NHANH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: xác định đặc điểm đặc trưng trên lâm sàng và phim CBCT của các bệnh nhân hẹp hàm trên điều trị bằng khí cụ ốc nong nhanh. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng và đo một số kích thước sọ mặt trên phim CBCT trước điều trị của 30 bệnh nhân. Kết quả: tuổi trung bình của các bệnh nhân là 11,55 ± 2,18. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa độ rộng cung răng trên và dưới đo trên mẫu thạch cao và đo trên phim CBCT. Mức độ cốt hoá đường khớp giữa xương hàm trên ở giai đoạn A, B, C. Độ rộng cung răng hàm trên hẹp hơn so với hàm dưới - 3,51 mm (R6) và - 2,21 mm (R4); sự chênh lệch giữa độ rộng xương hàm trên và xương hàm dưới tại vị trí răng 6 là -2,68 ± 1,81mm theo chỉ số Yonsei. Kết luận: tuổi của các bệnh nhân hẹp hàm trên có chỉ định nong hàm bằng ốc nong nhanh ở giai đoạn đang tăng trưởng, trên phim CBCT mức độ cốt hoá của đường khớp giữa xương hàm trên ở giai đoạn chưa hoàn toàn đóng khớp, hàm trên hẹp so với hàm dưới khi đo trên mẫu thạch cao và trên phim CBCT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp hàm trên, chỉ số Yonsei, CBCT, ốc nong nhanh
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thu Phương. (2015). Điều trị kém phát triển chiều ngang và chiều trước - sau xương hàm trên, Nhà xuất bản Y học.
3. Angelieri F, Franchi L, Cevidanes LHS, McNamara JA. Diagnostic performance of skeletal maturity for the assessment of midpalatal suture maturation. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2015;148(6):1010-1016.
4. Haas AJ. (1980) Long-term posttreatment evaluation of rapid palatal expansion. Angle Orthod.;50(3):189-217.
5. Garrett BJ, Caruso JM, Rungcharassaeng K, Farrage JR, et al (2008): Skeletal effects to the maxilla after rapid maxillary expansion assessed with cone-beam computed tomography. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics; 134(1):8-9.
6. Jimenez-Valdivia L, Malpartida-Carrillo V, Rodriguez-Cardenas Y, et al (2019); Midpalatal suture maturation stage assessment in adolescents and young adults using cone-beam computed tomography. Progress in Orthodontics.;20:38.
7. Karaman Ali (2006). Examination of the Soft tissue changes Rapid Maxillary Expansion. Dept. of Orthodontics.
8. Koo YJ, Choi SH, Keum BT, et al. (2017) Maxillomandibular arch width differences at estimated centers of resistance: Comparison between normal occlusion and skeletal Class III malocclusion. The Korean Journal of Orthodontics.; 47:167.
9. Sabrina Mutinelli. (2008) Dental arch changes following rapid maxillary expansion. European Journal of Orthodontics.:2 – 8.
10. Richard E. Barnes. (1956); The early expansion of deciduous arches and its effect on the developing permanent dentition. Am. J. Orthodont. 42, 83-97.