KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI ỐNG MẬT CHỦ BẰNG KỸ THUẬT NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

Anh Tân Nguyễn 1,, Hồng Thái Dương 2
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
2 Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị sỏi ống mật chủ (OMC) bằng nội soi mật tụy ngược dòng từ 1/2020 đến 8/2021 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: tiến hành trên 51 bệnh  nhân. Những bệnh nhân có sỏi ống mật chủ lần đầu hoặc tái phát được chẩn đoán dựa vào lâm sàng, siêu âm ổ bụng và CT Scanner hoặc MRI. Kết quả: Trong nghiên cứu này số bệnh nhân có tiền sử mổ lấy sỏi ống mật chủ chiếm 17,6%, kích thước sỏi từ 1cm trở lên chiếm 58,8%. Kỹ thuật lấy sỏi: - Bằng rọ 25,5% - Bằng rọ, bóng 51% - Bằng bóng 23,5%. Kết quả lấy sỏi: -Hết hoàn toàn: 92,2% -Hết một phần+Đặt stent nhựa 7,8%. Kết luận: Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) điều trị sỏi ồng mật chủ là một kỹ thuật nội soi can thiệp qua đường tự nhiên, có nhiều ưu điểm, tỷ lệ thành công cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Hồng Bàng (2012), "Nghiên cứu nội soi mật tụy ngược dòng trong chẩn đoán và điều trị sỏi, giun ống mật chủ tại Bệnh viện TƯQĐ 108", Tạp chí Y dược học quân sự. 37(4), tr. 65-70.
2. Nguyễn Trung Cường ( 2016), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi ống mật chủ đơn thuần bằng nội soi can thiệp đường mật ngược dòng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 06/2011 - 06/2016, Luận văn Thạc sỹ y học Đại học Y Hà Nội.
3. Hồ Thị Kim Chi (2013), Kết quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tụy ngược dòng, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Hồ Đăng Quý Dũng và cs ( 2012), "Đánh giá tình hình nội soi chụp mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Chợ rẫy năm 2011", Tạp chí Y học thực hành. số 832+833, tr. 34-40.
5. Trần Như Nguyên Phương (2010), “Nghiên cứu ứng dụng nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị sỏi OMC”, Luận án chuyên khoa caaos II – Trường Đại học Y dược Huế.
6. Gomi et al.(2017), "Updated comprehensive epidemiology, microbiology, and outcomes among patients with acute cholangitis", Journal of Hepato‐biliary‐pancreatic Sciences. 24(6), tr. p. 310-318.
7. Kiriyama và et al. (2018), "Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and severity grading of acute cholangitis (with videos). ", Journal of Hepato‐biliary‐pancreatic Sciences. 25(1), tr. p. 17-30.
8. Kiriyama S và et al. (2017), "New diagnostic criteria and severity assessment of acute cholangitis in revised Tokyo Guidelines", J Hepato-Biliary-Pancreat Sci. 19(5), tr. p. 548-56.
9. Yasuda (2010), "Management of the bile duct stone: current situation in Japan", Digestive Endoscopy. 22 Suppl 1, tr. S76-78.