CHUYỂN ĐỔI KỸ THUẬT TỪ ADAPT SANG SOLUMBRA TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP: KINH NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Huỳnh Nhật Tuấn Nguyễn 1,, Văn Khôi Nguyễn 1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Các kỹ thuật lấy huyết khối cơ học (LHKCH) chính gồm: lấy huyết khối bằng stent (LHKBS), hút huyết khối bằng ống thông (ADAPT) và kỹ thuật Solumbra (kết hợp hút huyết khối bằng ống thông và lấy huyết khối bằng stent), có thể chuyển đổi cho nhau. Mục đích của nghiên cứu này là báo cáo hiệu quả tăng thêm của việc chuyển đổi kỹ thuật từ ADAPT sang Solumbra ở những bệnh nhân đột quỵ tái thông mạch không thành công. Phương pháp nghiên cứu: Đây là một báo cáo loạt ca, hồi cứu, đơn trung tâm, tất cả các bệnh nhân nhập Bệnh viện Chợ Rẫy và được can thiệp nội mạch bằng kỹ thuật ADAPT và Solumbra trong thời gian từ 01/2019 đến 12/2021. Ở 103/137 (75,2%) bệnh nhân, ADAPT được sử dụng như kỹ thuật đầu tay. Chuyển đổi kỹ thuật được định nghĩa là sự khác biệt giữa kỹ thuật đầu tiên được áp dụng và kỹ thuật cuối cùng. Sự tái thông mạch được đánh giá bằng thang điểm TICI với thành công được xác định là TICI ≥ 2b. Thời gian thủ thuật và thời gian tái tưới máu được ghi nhận. Kết quả: Đột quỵ liên quan tuần hoàn trước ở 86/103 (83,5%) bệnh nhân và tuần hoàn sau ở 17/103 (16,5%) bệnh nhân. ADAPT là kỹ thuật đầu tiên, phổ biến nhất so với cả LHKBS và Solumbra (ADAPT là 103/137 (75,2%), so với LHKBS là 15/137 (10,9%), và Solumbra là 19/137 (13,9%)). Ở 21/103 (20,4%) bệnh nhân thực hiện kỹ thuật ADAPT, TICI ≤ 2a cần chuyển sang Solumbra. Số lần lấy huyết khối trung bình trước chuyển đổi là 2,0 ± 1,3. ADAPT chuyển sang Solumbra giúp cải thiện tái thông mạch thành công 14,6% (71/103 (68,9%) so với 86/103 (83,5%). Thời gian thủ thuật cao hơn đối với chuyển đổi kỹ thuật so với ADAPT (63,3 phút so với 39,3 phút; mặc dù, thời gian tái tưới máu là tương tự (332,4 phút so với 317,4 phút). Kết luận: Tái thông mạch thành công được cải thiện 14,6% sau khi chuyển đổi từ ADAPT sang Solumbra (TICI sau cùng ≥ 2b là 83,5%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Boyle, K.; Joundi, R.A.; Aviv, R.I. An historical and contemporary review of endovascular therapy for acute ischemic stroke. Neurovascular Imaging 2017, 3, 1.
2. Goyal, M.; Menon, B.K.; van Zwam, et al. Endovascular thrombectomy after large-vessel ischaemic stroke: A meta-analysis of individual patient data from five randomised trials. Lancet 2016, 387, 1723–1731.
3. Turk, A.S., Siddiqui, A.; Fifi, J.T.; et al. Aspiration thrombectomy versus stent retriever thrombectomy as first-line approach for large vessel occlusion (COMPASS): A multicentre, randomised, open label, blinded outcome, non-inferiority trial. Lancet 2019, 393, 998–1008.
4. Powers, W.J.; Rabinstein, A.A.; Ackerson, T.; et al. Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: 2019 Update to the 2018 Guidelines for the Early Management of Acute Ischemic Stroke: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 2019, 50, e344–e418.
5. Kayan, Y.; Meyers, P.M.; Prestigiacomo, C.J.; et al.. Current endovascular strategies for posterior circulation large vessel occlusion stroke: Report of the Society of NeuroInterventional Surgery Standards and Guidelines Committee. J. Neurointerventional Surg. 2019, 11, 1055.
6. Kang, D.H.; Kim, Y.W.; Hwang, Y.H.; et al. Switching strategy for mechanical thrombectomy of acute large vessel occlusion in the anterior circulation. Stroke 2013, 44, 3577–3579.
7. Powers, W.J.; Rabinstein, A.A.; Ackerson, T.; et al. 2018 Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 2018, 49, e46–e110.
8. Zhang, X.; Yuan, K.; Wang, H.; et al. Nomogram to Predict Mortality of Endovascular Thrombectomy for Ischemic Stroke Despite Successful Recanalization. J. Am. Heart Assoc. 2020, 9, e014899.
9. Stapleton, C.J.; Leslie-Mazwi, T.M.; Torok, C.M.; et al. A direct aspiration first-pass technique vs stentriever thrombectomy in emergent large vessel intracranial occlusions. J. Neurosurg. 2018, 128, 567–574.
10. Pampana, E.; Fabiano, S.; De Rubeis, G.; et al. Tailored Vessel-Catheter Diameter Ratio in a Direct Aspiration First-Pass Technique: Is It a Matter of Caliber? Ajnr. Am. J. Neuroradiol. 2021.
11. Lapergue, B.; Blanc, R. A Direct Aspiration, First Pass Technique (ADAPT) versus Stent Retrievers for Acute Stroke Therapy: An Observational Comparative Study. Am. J. Neuroradiol. 2016, 37, 1860–1865.
12. Manning, N.W.; Chapot, R.; Meyers, P.M. Endovascular Stroke Management: Key Elements of Success. Cerebrovasc. Dis. 2016, 42, 170–177.
13. Fransen, P.S.; Berkhemer, O.A.; Lingsma, H.F.; et al. Time to Reperfusion and Treatment Effect for Acute Ischemic Stroke: A Randomized Clinical Trial. JAMA Neurol. 2016, 73, 190–196.