KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN PHÁC ĐỒ CÓ BEVACIZUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI - TRỰC TRÀNG DI CĂN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Kiều Sương Liên 1, Đặng Đăng Khoa Hồ 2, Bá Thảo Lê 3, Ngọc Khôi Nguyễn 4,
1 Trường đại học Công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh
2 BV Nhân Dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh
3 BV Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh
4 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả và tính an toàn của phác đồ hóa trị phối hợp bevacizumab trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn (UTĐTDC). Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang tất cả các trường hợp bệnh nhân UTĐTT di căn tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 1/2018 – 10/2020. Kết quả: Dựa trên phân tích 80 hồ sơ bệnh án hóa trị, các đặc điểm chính của bệnh nhân bao gồm: 58,8% nam, tuổi trung vị 60,6; bệnh nhân có điểm toàn trạng ECOG ≥1 chiếm 82,5%. Phác đồ hóa trị bao gồm capecitabine + oxaliplatin (58,7%); 5-fluorouracil/ leucovorin (5-FU/LV) + oxaliplatin (11,3%), irinotecan + 5-FU/LV (8,8%), capecitabin đơn trị (13,7%); các phác đồ khác (7,5%). Trong thời gian theo dõi là 33 tháng, khảo sát trên 644 chu kì hóa trị có bevacizumab, ghi nhận trung vị thời gian đến khi điều trị thất bại 14,6 tháng (95%CI, 12,6 – 16,6). Không ghi nhận các biến cố thủng đường tiêu hóa, protein niệu, cơn tăng huyết áp cấp cứu, thuyên tắc mạch trên hồ sơ bệnh án. Tuy nhiên, có 2 bệnh nhân ghi nhận xuất huyết đường tiêu hóa (2,5%), mức độ nhẹ không cần phải ngưng hoặc trì hoãn điều trị bevacizumab. Ngoài ra, có ghi nhận một số biến cố bất lợi nghiêm trọng mức độ 3-4: giảm bạch cầu hạt, tiêu chảy, bệnh thần kinh ngoại vi và thiếu máu với tần suất tương ứng là 8,75%, 2,5%, 2,5% và 2,5%. Kết luận: Bevacizumab phối hợp hóa trị cho tính an toàn dung nạp và hiệu quả tương tự với các nghiên cứu lâm sàng đã được báo cáo. Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị để hạn chế và xử lý các tác dụng bất lợi nghiêm trọng như giảm bạch cầu hạt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L., et al. Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians, 56(2) 1112-1114.
2. Van Cutsem E., Cervantes A., Nordlinger B., et al. (2014). Metastatic colorectal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 25 Suppl 3, iii1-9.
3. Hurwitz H.I., Garcia J., Sandler A.B., et al. (2020). Bevacizumab (Avastin®) in cancer treatment: A review of 15 years of clinical experience and future outlook. Cancer Treat Rev, 86, 102017.
4. Botrel T.E.A., Clark L.G. de O., Paladini L., et al. (2016). Efficacy and safety of bevacizumab plus chemotherapy compared to chemotherapy alone in previously untreated advanced or metastatic colorectal cancer: a systematic review and meta-analysis. BMC Cancer, 16(1).
5. Eisenhauer E.A., Therasse P., Bogaerts J., et al. (2009). New response evaluation criteria in solid tumours: Revised RECIST guideline (version 1.1). European Journal of Cancer, 45(2), 228–247.
6. Dueck A.C., Mendoza T.R., Mitchell S.A., et al. (2015). Validity and Reliability of the US National Cancer Institute’s Patient-Reported Outcomes Version of the Common Terminology Criteria for Adverse Events (PRO-CTCAE). JAMA Oncol, 1(8), 1051–1059.
7. Passardi A., Nanni O., Tassinari D., et al. (2015). Effectiveness of bevacizumab added to standard chemotherapy in metastatic colorectal cancer: final results for first-line treatment from the ITACa randomized clinical trial. Ann Oncol, 26(6), 1201–1207.
8. Cunningham D., Lang I., Marcuello E., et al. (2013). Bevacizumab plus capecitabine versus capecitabine alone in elderly patients with previously untreated metastatic colorectal cancer (AVEX): an open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol, 14(11), 1077–1085.
9. Hammerman et al (2017). The “real-life” impact of adding bevacizumab to first-line therapy in metastatic colorectal cancer patients: A large Israeli retrospective cohort study.