GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT U BAO THẦN KINH DÂY VIII VÀ U MÀNG NÃO VÙNG GÓC CẦU TIỂU NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu để so sánh sự khác biệt về đặc điểm hình ảnh củau màng não (UMN) và u bao thần kinh số VIII (UBTK8) trên CHT với các chuỗi xung thường quy và chuỗi xung khuếch tán. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 72 bệnh nhân có chẩn đoán giải phẫu bệnh (36 UMN vùng góc cầu tiểu não, 36 UBTK8). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu để so sánh sự khác biệt về về các đặc điểm hình thái và cấu trúc của hai loại u, đặc điểm tín hiệu u trên các chuỗi xung thường quy và xung khuếch tán, định lượng các giá trị đường kính lớn nhất của u, chiều dài đuôi màng não và chiều dài u xâm lấn vào ống tai trong. Phân tích và xử lý bằng chương trình SPSS 20.0 sử dụng các test Mann-Whitney U test, ROC curve analyses, và Spearman correlation test. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hình ảnh học của UMN trên các chuỗi xung thường quy thường là một khối đồng nhất, ngấm thuốc mạnh sau tiêm, có chân bám rộng vào màng não tạo hình ảnh đuôi màng não, nằm lệch trục so với ống tai trong, có thể lan vào nhưng không làm rộng ống tai trong. Còn UBTK8 thường là một khối ngấm thuốc mạnh, không đồng nhất sau tiêm, lan theo và làm rộng ống tai trong tạo hình ảnh que kem ốc quế điển hình. Trên T1W, cả UMN và UBTK8 thường đồng – giảm tín hiệu, trên xung T2W, UMN thường tăng tín hiệu đồng nhất, còn UBTK8 thường tăng tín hiệu không đồng nhất do các vùng xuất huyết, vôi hóa, hoại tử xen kẽ 7,8. Trên xung DWI/ADC, UMN có thể hạn chế khuếch tán trong khi đó UBTK8 hiếm khi có hạn chế khuếch tán. Có sự khác biệt về chiều dài đuôi màng não, chiều dài u xâm lấn ống tai trong và đường kính u, tuy nhiên có ít giá trị thực tiễn trong phân biệt hai loại u. Kết luận: CHT với các chuỗi xung thường quy và khuếch tán có giá trị trong chẩn đoán phân biệt hai loại UMN và UBTK8.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hệ số khuếch tán biểu kiến, góc cầu tiểu não, u màng não, u bao thần kinh
Tài liệu tham khảo
2. Chen AF, Samy RN, Gantz BJ. Cerebellopontine angle tumor composed of Schwann and meningeal proliferations. Archives of otolaryngology--head & neck surgery. 2001;127(11):1385-1389.
3. Nakamura M, Roser F, Dormiani M, Matthies C, Vorkapic P, Samii M. Facial and cochlear nerve function after surgery of cerebellopontine angle meningiomas. Neurosurgery. 2005;57(1):77-90; discussion 77-90.
4. Grey PL, Moffat DA, Hardy DG. Surgical results in unusual cerebellopontine angle tumours. Clinical otolaryngology and allied sciences. 1996;21(3): 237-243.
5. Lalwani AK, Jackler RK. Preoperative differentiation between meningioma of the cerebellopontine angle and acoustic neuroma using MRI. Otolaryngology--head and neck surgery : official journal of American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery. 1993; 109 (1):88-95.
6. Imhof H, Henk CB, Dirisamer A, Czerny C, Gstöttner W. [CT and MRI characteristics of tumours of the temporal bone and the cerebello-pontine angle]. Der Radiologe. 2003;43(3):219-226.
7. Singh K, Singh MP, Thukral C, Rao K, Singh K, Singh A. Role of magnetic resonance imaging in evaluation of cerebellopontine angle schwannomas. Indian journal of otolaryngology and head and neck surgery: official publication of the Association of Otolaryngologists of India. 2015;67(1):21-27.
8. Er A. Diagnostic Efficacy of Signal Intensity Ratio and Apparent Diffusion Coefficient Measurements in Differentiating Cerebellopontine Angle Meningioma and Schwannoma. Erciyes Medical Journal. 2020;42.
9. Gomez-Brouchet A, Delisle MB, Cognard C, et al. Vestibular schwannomas: correlations between magnetic resonance imaging and histopathologic appearance. Otology & neurotology: official publication of the American Otological Society, American Neurotology Society [and] European Academy of Otology and Neurotology. 2001; 22(1): 79-86.