NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở TRẦM CẢM SAU SINH

Việt Hùng Đinh 1,, Ngọc Thảo Phạm 1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng ở trầm cảm sau sinh. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích về đặc điểm lâm sàng ở 31 bệnh nhân trầm cảm sau sinh được điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả nghiên cứu: Thời gian bị bệnh dưới 3 tuần gặp nhiều chiếm tỷ lệ 54,84%; tần suất triệu chứng khí sắc giảm, giảm hoặc mất hứng thú sở thích và mất ngủ đều chiếm 100%. Bệnh nhân buồn chán, bi quan chiếm 93,55% và 29,04% bệnh nhân có hoang tưởng tự buộc tội với 80,65% bệnh nhân có ý tưởng tự sát. Bệnh nhân mức độ nặng và vừa chiếm 93,54%; trong đó bệnh nhân mức độ nặng với số điểm Beck là 41,25 ± 7,76 và sau 3 tuần điều trị thì triệu chứng trầm cảm thuyên giảm hoàn toàn chiếm 87,1%. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm sau sinh rất đa dạng và phong phú và trắc nghiệm tâm lý Beck là phương pháp dùng để đánh giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weiss B., Ngo V.K., Dang H.M. et al. (2012), “A model for sustainable development of child mental health infrastructure in the lmic world: Vietnam as a case example”, Int Perspect Psychol Res Pract Consult; 1(1): 63–77.
2. Nguyễn Bích Thủy (2013), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh tại hai phường của quận Hà Đông-Hà Nội năm 2013”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng.
3. Bùi Quang Huy, Phùng Thanh Hải, Đinh Việt Hùng (2016), Rối loạn trầm cảm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Brummelte S. and Galea L.A. (2016), “Postpartum depression: Etiology, treatment and consequences for maternal care”, Horm Behav; 77: 153-166.
5. Šebela A., Hanka J. and Mohr P. (2018), “Etiology, risk factors, and methods of postpartum depression prevention”, Ceska Gynekol; 83(6): 468-473.
6. Lin Y.H., Chen C.M. Su H.M. et al. (2019), “Association between Postpartum Nutritional Status and Postpartum Depression Symptoms”, Nutrients; 11(6): 1204.
7. Brockington I. (2017), “Suicide and filicide in postpartum psychosis”, Arch Womens Ment Health; 20(1): 63-69.
8. Guille C., Newman R., Fryml L.D. et al. (2013), “Management of postpartum depression”, J Midwifery Womens Health; 58(6): 643-653.