NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ THÀNH CÔNG VÀ TỶ LỆ SẠCH SỎI CỦA NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI THẬN VỚI ỐNG MỀM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công ngay trong mổ và tỷ lệ sạch sỏi sau mổ 1 tháng của nội soi ngược dòng tán sỏi với ống mềm bằng holmium laser. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phân tích tiến cứu 40 bệnh nhân sỏi thận được tán với ống mềm bằng holmium laser tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp từ tháng 10/2020 đến 06/2021. Các dữu liệu được đánh giá bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Các phân tích đơn biến và đa biến được thực hiện để xác định các yếu tố dự báo ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công và tỷ lệ sạch sỏi. Kết quả: Tỷ lệ thành công ngay trong mổ là 85% (34/40 TH), thất bại là 15%. Các yếu tố ảnh hưởng (p<0,05): kích thước sỏi (p=0,03), số lượng viên sỏi (p=0,001), vị trí sỏi (p=0,011); Các yếu tố không ảnh hưởng (p>0,05): Tiền sử can thiệp sỏi thận và niệu quản cùng bên (P=0,499), đặt ống nòng niệu quản (p=0,555), di chuyển sỏi (p=0,376), góc bể thận đài dưới (P=0,533). Tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng: 92,5%. Các yếu tố ảnh hưởng (p<0,05): Số lượng viên sỏi (p=0,01); Các yếu tố không ảnh hưởng (p>0,05): kích thước sỏi (p=0,141), vị trí sỏi (p=0,083), góc bể thận đài dưới (P=0,1). Kết luận: Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra các yêu tố tiền sử can thiệp sỏi, kích thước sỏi, số lượng sỏi, vị trí viên sỏi, đặt ống nòng niệu quản, di chuyển sỏi, góc bể thận đài dưới là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công, tỷ lệ sạch sỏi sau mổ. Tuy nhiên kinh nghiệm của phẫu thuật viên cũng đóng một vai trò quan trọng. Chỉ định điều trị hiệu quả cho kỹ thuật này là sỏi đài bể thận với kích thước ≤ 20 mm, sót sỏi hay thất bại của các phương pháp điều trị trước.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi thận ống mềm, sỏi đài thận
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Ngọc Hùng (2018). Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi niệu quản ngược dòng điều trị sỏi thận bằng ống soi mềm. Luận án tiến sĩ y học, Học Viện Quân Y.
3. Ito H, Kawahara T, Terao H, Ogawa T, Yao M, Kubota Y, Matsuzaki J (2012), “The most reliable preoperative assessment of renal stone burden as a predictor of stone-free status after flexible ureteroscopy with holmium laser lithotripsy: a single-center experience”, Urology by Elsevier Inc, 80: pp. 524-528.
4. Pearle MS, Lotan Y (2012), “Urinary Lithiasis: Etiology, Epidemiology, and Pathogenesis”, chapter 45, Section XI in Alan J. Wein (eds): CampbellWalsh Urology, Saunders Elsevier 10th edi: pp. 1257-86.
5. Perlmutter AE, Talug C, Tarry WF, Tarry WF, Zaslau S, Mohseni H, Kandzari SJ (2008), “Impact of stone location on success rates of endoscopic lithotripsy for nephrolithiasis”, Urology by Elsevier Inc, 71: pp. 214-217.
6. Resorlu B., Oguz U., Resorlu E. B. et al (2012), “The impact of pelvicaliceal anatomy on the success of retrograde intrarenal surgery in patients with lower pole renal stones”, Urology, 79: pp. 61–66.
7. Stoller ML (2013), “Urinary stone disease” in McAninch JW and Lue TF (eds): Smith and Tanagho’s General Urology. McGraw - Hill 18th edi: pp. 249-7.