TỶ LỆ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN ĐỒNG DIỄN VỚI RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI KHOA TÂM THẦN BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Minh Tâm Dương 1,2,, Nguyễn Ngọc Trần 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần - Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu xác định một số tỷ lệ rối loạn tâm thần đồng diễn thường gặp ở rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) tại khoa Tâm thần bệnh viện Nhi trung ương. Phương pháp: nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện trên 85 trẻ được chẩn đoán xác định là tăng động giảm chú ý theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM - 5 tại khoa Tâm thần bệnh viện Nhi trung ương. Kết quả cho thấy phần lớn trẻ ADHD gặp ở nhóm tuổi 6 – 10 với tỷ lệ 68,2%. Tuổi trung bình là 6,9 ± 1,4 tuổi. Chủ yếu gặp ở nam giới hơn nữ giới. Tỷ lệ cao nhất là rối loạn giao tiếp với 40,0%, tiếp theo là rối loạn bướng bỉnh chống đối với 38,8%. Ít gặp nhất là rối loạn tic có tỷ lệ 5,9%. Ở nhóm trẻ 3 – 5 tuổi, tỷ lệ rối loạn giao tiếp cao nhất với 66,7%. Ở nhóm trẻ 6 – 10 tuổi, tỷ lệ gặp nhiều nhất là rối loạn giao tiếp với 37,8%. Trẻ trên 10 tuổi, 100% trẻ có rối loạn bướng bỉnh chống đối và rối loạn hành vi. Ở nhóm trẻ nam, tỷ lệ cao nhất là rối loạn giao tiếp (41,1%). Còn ở nhóm trẻ nữ, gặp nhiều nhất là rối loạn bướng bỉnh chống đối, tiếp theo là rối loạn giao tiếp (33,3%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thomas R, Sanders S, Doust J, Beller E, Glasziou P. Prevalence of attention-deficit/hyperactivity disorder: a systematic review and meta-analysis. Pediatrics. 2015;135(4):e994-1001. doi:10.1542/peds.2014-3482
2. Lacramioara Spetie, Eugene Arnold. Chapter 5.1.1. Attention – Deficit Hyperactivity Disorder. In: Lewis’s Child and Adolescent Psychiatry: A Comprehensive Textbook. 5th ed. Wolters Kluwer Health; 2017.
3. Trangkasombat U. Clinical characteristics of ADHD in Thai children. J Med Assoc Thail Chotmaihet Thangphaet. 2008;91(12):1894-1898.
4. Cherkasova M, Sulla EM, Dalena KL, Pondé MP, Hechtman L. Developmental Course of Attention Deficit Hyperactivity Disorder and its Predictors. J Can Acad Child Adolesc Psychiatry. 2013;22(1):47-54.
5. Germinario EAP, Arcieri R, Bonati M, et al. Attention-deficit/hyperactivity disorder drugs and growth: an Italian prospective observational study. J Child Adolesc Psychopharmacol. 2013;23(7):440-447. doi:10.1089/cap.2012.0086
6. Wang T, Liu K, Li Z, et al. Prevalence of attention deficit/hyperactivity disorder among children and adolescents in China: a systematic review and meta-analysis. BMC Psychiatry. 2017;17:32. doi:10.1186/s12888-016-1187-9
7. DuPaul GJ, Gormley MJ, Laracy SD. Comorbidity of LD and ADHD: implications of DSM-5 for assessment and treatment. J Learn Disabil. 2013;46(1):43-51. doi:10.1177/0022219412464351
8. Masi L. ADHD and Comorbid Disorders in Childhood Psychiatric Problems, Medical Problems, Learning Disorders and Developmental Coordination Disorder. Clin Psychiatry. 2015;1(1). doi:10.21767/2471-9854.100005