ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG BỤNG CHẬU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương bụng chậu có đối chiếu với chụp mạch số hóa xóa nền. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 94 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của chấn thương bụng chậu được chẩn đoán trên cắt lớp vi tính (CLVT) có tổn thương động mạch bao gồm chảy máu hoạt động (CMHĐ), giả phình động mạch (GPĐM), thông động tĩnh mạch (TĐTM) sau đó được thực hiện chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Hà Nội, Việt Nam, từ 6/2020 đến 12/2021. Kết quả: Có 108 tổn thương động mạch được quan sát trên CLVT bao gồm 59 CMHĐ, 44 GPĐM, 5 TĐTM. Không có sự khác biệt đáng kể về kích thước của CMHĐ và GPĐM khi so sánh giữa nhóm dương tính và nhóm âm tính trên chụp mạch (p > 0,05). Độ nhạy và độ chính xác của các thì chụp trên CLVT để chẩn đoán tổn thương động mạch lần lượt là 93,3%, 90,7% đối với thì tĩnh mạch, 97,1%, 93,5% với thì động mạch và 100%, 96,3% với kết hợp hai thì động mạch và tĩnh mạch cửa. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chụp CLVT có độ nhạyvà độ chính xác cao để chẩn đoán tổn thương mạch máu ở bệnh nhân chấn thương bụng chậu. CLVT kết hợp hai thì động mạch và tĩnh mạch cung cấp giá trị chẩn đoán tối ưu hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tổn thương động mạch, chấn thương bụng chậu, cắt lớp vi tính
Tài liệu tham khảo
2. Baghdanian AH, Armetta AS, Baghdanian AA, et al (2016). CT of Major Vascular Injury in Blunt Abdominopelvic Trauma. Radiographics, 36(3): 872-890. doi: 10.1148/rg.2016150160
3. Melikian R, Goldberg S, Strife BJ, et al (2016). Comparison of MDCT protocols in trauma patients with suspected splenic injury: superior results with protocol that includes arterial and portal venous phase imaging. Diagnostic and Interventional Radiololy, 22(5):395-399. doi: 10.5152/dir.2016.15232
4. Hamilton JD, Kumaravel M, Censullo ML, et al (2008). Multidetector CT evaluation of active extravasation in blunt abdominal and pelvic trauma patients. Radiographics, 28(6):1603-16. doi: 10.1148/rg.286085522
5. Jennifer L. Kertesz, Stephan W. Anderson, Akira M. Murakami. et al (2009). Detection of Vascular Injuries in Patients with Blunt Pelvic Trauma by Using 64-Channel Multidetector CT. Radiographics, 29(1):151-164. doi: 10.1148/rg.291085508
6. Robinson JD, Sandstrom CK, Lehnert BE, et al (2016). Imaging of Blunt Abdominal Solid Organ Trauma. Seminars in Roentgenology, 51(3):215-229. doi: 10.1053/j.ro.2015.12.003.
7. Sims ME, Shin LK, Rosenberg Jea (2011). Multidetector computed tomography of acute vascular injury in blunt abdominal/pelvic trauma: imaging predictors of treatment. European Journal of Trauma and Emergency Surgery, 37(5):525-532. doi: 10.1007/s00068-011-0075-8.
8. Hung ND, Duc NM, Sy TV et al (2020). The role of computed tomography in arterial injury evaluation in solid organ trauma. Clinical terapeutica, 171:528-533. doi: 10.7417/CT.2020.2268
9. Boscak AR, Shanmuganathan K, Mirvis SE, et al (2013). Optimizing trauma multidetector CT protocol for blunt splenic injury: need for arterial and portal venous phase scans. Radiology, 268(1):79-88. doi: 10.1148/radiol.13121370