NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

Vinh Quốc Nguyễn 1,, Đức Minh Nguyễn 2
1 Viện Y học cổ truyền Quân đội
2 Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng các bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2020 và một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát liên quan. Đối tượng và phương pháp: 101 bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não, không phân biệt tuổi, giới tính, tình nguyện tham gia nghiên cứu. Đánh giá đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh, đánh giá chức năng hoạt động bằng thang điểm Barthel và thang điểm Orgogozo, nhận xét một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát liên quan. Kết quả: tuổi mắc bệnh trung bình là 70,6 ± 8,5, nam giới mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao (60,4%). Tổn thương lâm sàng thần kinh chủ yếu là liệt vận động, liệt dây VII trung ương và rối loạn ngôn ngữ. Bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh với điểm Barthel trung bình 53,34 ± 8,14, điểm Orgogozo trung bình 51,27 ± 11,25. Các yếu tố nguy cơ cao có liên quan tới đột quỵ nhồi máu não là tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu. Kết luận: cần điều trị sớm, kết hợp nhiều phương pháp nhằm giảm thiểu tối đa tàn phế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Khánh, Nguyễn Đình Toàn (2015). Tai biến mạch máu não. Giáo trình Nội Thần Kinh, NXB Đại học Huế, 115-133.
2. Yamanashi H, Mai Quang Ngoc, Tran Van Huy và cộng sự (2016). Population - Based incidence rates of first ever stroke in central Viet Nam. Plos one, 11 (8), 1-13.
3. Bộ Y tế (2020). Bán thân bất toại. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, NXB Y học, Hà Nội, 83-90.
4. Nguyễn Thị Bảo Liên (2013). Nhận xét các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhồi máu não. Tạp chí Y học thực hành, 5 (870), 62-65.
5. Nguyễn Thành Công (2019). Nghiên cứu nồng độ copeptin huyết thanh trong tiên lượng bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y - Dược Huế.
6. Nguyễn Thị Thu Hiền, Cao Thị Dung và cộng sự (2020). Nhận xét đặc điểm lâm sàng và xác định tỷ lệ hoạt động độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel của người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Thần kinh và khoa Nội Cán bộ Lão khoa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 3 (4), 77-84.
7. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Vinh Quốc (2021). Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng điện châm kết hợp phương pháp tập Bobath. Tạp chí Y học Việt Nam, 499 (1&2), 5-10.
8. Trần Minh Hiếu (2017). Nghiên cứu độc tính và tác dụng phục hồi chức năng vận động nhồi máu não trên lều sau giai đoạn cấp bằng viên nang Hoạt huyết an não, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.