NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH TRUNG TÂM VỚI CHỈ SỐ KHỐI CƠ THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Phước Hoàng Lê 1,, Văn Minh Huỳnh 1, Anh Tiến Hoàng1, Thị Phương Thảo Nguyễn2, Gia Bình Nguyễn 3
1 Trường Đại Học Y Dược, Đại Học Huế, Thừa Thiên Huế
2 Viện đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế, Trường Đại Học Y - Dược, Đại Học Huế, Thừa Thiên Huế
3 Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế, Thừa Thiên Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa huyết áp động mạch trung tâm với chỉ số khối cơ thất trái (left ventricular mass index – LVMI) ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh nhóm đối chứng ở 210 đối tượng (gồm 105 bệnh nhân tăng huyết áp và 105 người không có tăng huyết áp) tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại Học Y - Dược Huế. Kết quả: Huyết áp động mạch trung tâm có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với chỉ số khối cơ thất trái ở mức độ mạnh (r = 0.659, p < 0.001). Huyết áp trung bình (HATB) trung tâm có khả năng phân định ở mức yếu trong dự báo tăng chỉ số khối cơ thất trái, AUC = 0,665, p < 0,05. LVMI (R2: 46,3%) = 41,213 - 7,086 * (Giới) - 0.239 * (Tuổi) - 0.354 * (Tần số tim) + 0.975 * (HATB trung tâm) + 0.5 * (Áp lực mạch trung tâm). Kết luận: Huyết áp động mạch trung tâm có mối tương quan với chỉ số khối cơ thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 Lê Hùng Phương và Trương Quang Bình. Nghiên cứu huyết áp động mạch chủ trung tâm của bệnh nhân tăng huyết áp. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2013: 17.
2 Cheng, H.M., Chuang, S.Y., Wang, T.D., Kario, K., Buranakitjaroen, P., Chia, Y.C., et al. Central blood pressure for the management of hypertension: Is it a practical clinical tool in current practice?. J Clin Hypertens (Greenwich). 2020;22(3): 391-406
3 Cuspidi, C., Facchetti, R., Bombelli, M., Tadic, M., Sala, C., Grassi, G. et al. High Normal Blood Pressure and Left Ventricular Hypertrophy Echocardiographic Findings From the PAMELA Population. Hypertension. 2019;73(3): 612-619.
4 Lang, R.M., Badano, L.P., Mor-Avi, V., Afilalo, J., Armstrong, A., Ernande, L. et al. Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: an update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. Eur Heart J Cardiovasc Imaging. 2015; 16(3): 233-270.
5 Lindroos, A.S., Langén, V.L., Kantola, I., Salomaa, V., Juhanoja, E.P., Sivén, S.S. et al. Relation of blood pressure and organ damage: comparison between feasible, noninvasive central hemodynamic measures and conventional brachial measures. J Hypertens. 2018;36(6): 1276-1283.
6 McEniery, C.M., Yasmin, McDonnell, B., Munnery, M., Wallace, S.M., Rowe, C.V., Cockcroft, J.R. el al. Central pressure: variability and impact of cardiovascular risk factors: the Anglo-Cardiff Collaborative Trial II’. Hypertension. 2008;51(6): 1476-1482.
7 Negishi, K., Yang, H., Wang, Y., Nolan, M.T., Negishi, T., Pathan, F. et al. Importance of Calibration Method in Central Blood Pressure for Cardiac Structural Abnormalities. Am J Hypertens. 2016; 29(9): 1070-1076.
8 Yu, K., Bai, X.J., Jin, B., Zhao, X., Han, L.L., and Zhang, W.G. Central Blood Pressure Parameters Correlate with Cardiac Structure and Function in Healthy Chinese Individuals without Cardiovascular Disease. Cardiology. 2018;140, (1): 1-7.