TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TÁI NHẬP VIỆN HOẶC TỬ VONG Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Suy tim cấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người trên 65 tuổi với tỷ lệ tử vong và tái nhập viện cao, góp phần nhiều nhất (gần 70%) vào tổng chi phí chăm sóc y tế liên quan đến suy tim. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tái nhập viện hoặc tử vong trong 30 ngày và trong 90 ngày sau khi xuất viện trên người bệnh suy tim cấp tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 106 người bệnh được chẩn đoán xuất viện suy tim cấp hoặc đợt cấp mất bù suy tim mạn từ 01/01/2018 đến 31/12/2019 và có đầy đủ thông tin về tái nhập viện hoặc tử vong trong 30 ngày và 90 ngày kể từ khi xuất viện. Dữ liệu khảo sát bao gồm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thuốc điều trị, thông tin tái nhập viện hoặc tử vong được thu thập từ hồ sơ bệnh án và phỏng vấn qua điện thoại. Kết quả: Tuổi trung vị của người bệnh là 78 (67 – 84), có 49,1% người bệnh là nữ giới. Tỷ lệ tái nhập viện hoặc tử vong trong 30 ngày và 90 ngày lần lượt là 34,9% và 56,6%. Kết quả phân tích hồi quy logistics đơn biến cho thấy, trong vòng 30 ngày sau xuất viện, những người bệnh tuổi trên 65 (OR: 3,71), mắc kèm hội chứng mạch vành cấp (OR: 3,06), NT-proBNP lúc nhập viện trên 3000 ng/mL (OR: 2,39) và NT-proBNP xuất viện trên 3000 ng/mL (OR: 3,49) là những yếu tố làm tăng khả năng tái nhập viện hoặc tử vong. Ngược lại, thể huyết động là ấm – ướt làm giảm 63% khả năng tái nhập viện hoặc tử vong (OR 0,37; 95% CI 0,14 – 0,94; P = 0,038) so với thể ấm – khô. Trong vòng 90 ngày sau xuất viện, người bệnh có NT-proBNP nhập viện trên 3000 pg/mL có khả năng nhập viện hoặc tử vong cao hơn nhóm còn lại (OR 2,68; 95% CI 1,19 – 6,06; P = 0,018). Kết luận: Tỷ lệ tái nhập viện hoặc tử vong trên người bệnh suy tim cấp khá cao. Tuổi cao, mắc kèm hội chứng mạch vành cấp, thể huyết động, NT-proBNP nhập viện và xuất viện cao là những yếu tố nên được cân nhắc theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình điều trị nhằm giảm biến cố tái nhập viện hoặc tử vong sau xuất viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy tim cấp, đợt cấp mất bù suy tim mạn, tái nhập viện, tử vong
Tài liệu tham khảo
2. Ponikowski P., Voors A. A., Anker S. D. et al. (2016), "2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure", Eur J Heart Fail, 18(8), 891-975.
3. Bhosale K. H., Nath R. K., Pandit N. et al. (2020), "Rate of Rehospitalization in 60 Days of Discharge and It's Determinants in Patients with Heart Failure with Reduced Ejection Fraction in a Tertiary Care Centre in India", Int J Heart Fail, 2(2), 131-144.
4. Võ Văn Tỵ, Trần Mạnh Hùng, Võ Thị Xuân Đài et al. (2012), "Khảo sát mô hình bệnh tật và tử vong tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2010", Tạp chí Y học TP.HCM, 16, 11 - 17.
5. Lim N.-K., Lee S. E., Lee H.-Y. et al. (2019), "Risk prediction for 30-day heart failure-specific readmission or death after discharge: Data from the Korean Acute Heart Failure (KorAHF) registry", J Cardiol, 73(2), 108-113.
6. Vader J. M., LaRue S. J., Stevens S. R. et al. (2016), "Timing and Causes of Readmission After Acute Heart Failure Hospitalization-Insights From the Heart Failure Network Trials", J Card Fail, 22(11), 875-883.
7. Nguyễn Minh Nhựt , Nguyễn Văn Tân (2018), "Khảo sát tiên lượng ngắn hạn trên bệnh nhân suy tim cấp rất cao tuổi", Tạp chí Y học Việt Nam, 484, 368 - 373.
8. Krittayaphong R., Karaketklang K., Yindeengam A. et al. (2018), "Heart failure mortality compared between elderly and non-elderly Thai patients", Journal of geriatric cardiology : JGC, 15(12), 718-724.
9. AlFaleh H., Elasfar A. A., Ullah A. et al. (2016), "Acute heart failure with and without acute coronary syndrome: clinical correlates and prognostic impact (From the HEARTS registry)", BMC cardiovascular disorders, 16, 98-98.
10. Javaloyes P., Miró Ò., Gil V. et al. (2019), "Clinical phenotypes of acute heart failure based on signs and symptoms of perfusion and congestion at emergency department presentation and their relationship with patient management and outcomes", Eur J Heart Fail, 21(11), 1353-1365.
11. Magalhães J., Soares F., Noya M. et al. (2017), "NT-ProBNP at Admission Versus NT-ProBNP at Discharge as a Prognostic Predictor in Acute Decompensated Heart Failure ", Int J Cardiovasc Sci, 30, 469-475.