NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN CỦA TTF1 VÀ P63 TRONG CARCINÔM KHÔNG TẾ BÀO NHỎ NGUYÊN PHÁT Ở PHỔI

Thị Thanh Nhàn Dương 1,, Thanh Phượng Huỳnh 2, Thị Tuyết Hạnh Ngô2
1 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ
2 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc phân loại mô bệnh học trong ung thư phổi không tế bào nhỏ là cần thiết để phục vụ cho điều trị. Trong đó TTF1 và p63 là hai dấu ấn đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại này. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ biểu hiện của TTF1 và p63 trong carcinôm phổi không tế bào nhỏ và tỉ lệ mô bệnh học theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) năm 2021. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca, hồi cứu; nhuộm hóa mô miễn dịch với TTF1 và p63 tất cả các trường hợp ung thư phổi nguyên phát được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh có kết quả giải phẫu bệnh thuộc nhóm carcinôm không tế bào nhỏ từ 01/2017 đến 06/2020; đánh giá biểu hiện của TTF1 và p63 bằng cách so sánh với mức độ bắt màu của tế bào bình thường. Kết quả: TTF1 dương tính 3+ chiếm tỉ lệ 72,3%, TTF1 dương tính 2+ chiếm tỉ lệ 19,8%, không có trường hợp TTF1 dương tính 1+ và TTF1 âm tính chiếm tỉ lệ 16,8%. p63 dương tính 3+ chiếm tỉ lệ thấp nhất 4,8%, p63 dương tính 2+ chiếm tỉ lệ 10,8%, p63 dương tính 1+ chiếm tỉ lệ 10,8% và âm tính chiếm tỉ lệ cao nhất 73,5%. Kết luận: TTF1 và p63 rất hữu ích trong chẩn đoán xác định mô bệnh học trong carcinôm phổi không tế bào nhỏ. Cần áp dụng phân loại mô bệnh học của Tổ chức Y tế thế giới năm 2021 cho u phổi, đặc biệt là sử dụng phân nhóm mô học để phân độ mô học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Nguyên Cường (2014), Nghiên cứu phân loại mô bệnh học Ung thư biểu mô phổi theo WHO 2004 và IASLC/ATS/ERS 2011 có sử dụng dấu ấn hóa mô miễn dịch, Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Tình (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản theo Hiệp hội ung thư phổi quốc tế năm 2011, Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
3. Asuman A., et al. (2015), “The Value of Cytokeratin 5/6, p63 and Thyroid Transcription Factor-1 in Adenocarcinoma, Squamous Cell Carcinoma and Non-Small-Cell Lung Cancer of the Lung”, Turk Patoloji Derg, 31, pp.81-88
4. Banu Y, et al. (2015), “Expression of p63, TTF–1 and Maspin in Non-Small Cell Lung Carcinoma and Their Effect on the Prognosis and Differential Diagnosis”, Turk Patoloji Derg, 31, pp. 163-174.
5. Jing-yuan W, et al. (2020), “Expression and Significance of CK5/6, P63, P40, CK7, TTF-1, NapsinA, CD56, Syn and CgA in Biopsy Specimen of Squamous Cell Carcinoma, Adenocarcinoma and Small Cell Lung Carcinoma”, Int. J. Morphol, 38(2), pp. 247-251.
6. Siegal RL, Miller KD (2016), “Cancer statistics”, Cancer J Clin, 66(1), pp. 7-30.
7. Travis WD, et al. (2015), WHO Classification of Tumor of the Lung, Pleura, Thymus and Heart, 4th edition, IARC/WHO, France, pp. 9-148.
8. Travis WD, et al (2021), The 2021 WHO Thoracic Tumor, 5th edition, IARC/WHO, France, pp. 19-193.
9. Warth A, Muley T, Herpel E, et al. (2012), “Largescale comparative analyses of immunomarkers for diagnostic subtyping of non-small-cell lung cancer biopsies”, Histopathology, 61(6), pp. 1017-1025.