TÌNH HÌNH VIÊM NHIỄM SINH DỤC Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN NẠO THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ

Duy Ánh Nguyễn 1,
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD), bao gồm cả nhiễm trùng qua đường tình dục, ở trẻ em gái vị thành niên là một mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để tìm ra tỷ lệ hiện mắc ở các trẻ vị thành niên đến nạo phá thai ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 115 trẻ vị thành niên tuổi từ 14-17 tự nguyên tới phá thai ≤ 12 tuần tại Khoa Kế hoạch hoá gia đình – bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám phụ khoa và được lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. Kết quả: Tỉ lệ mắc ít nhất một trong các hình thái viêm âm hộ, âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung hay nhiễm ít nhất 1 trong các tác nhân gây bệnh như nấm, tạp trùng, Trichomonas, giang mai lên tới 93%. Trong đó, tỉ lệ viêm âm hộ là 12,1%, viêm âm đạo là 57,4%, viêm cổ tử cung là 48,9%. Tỉ lệ nhiễm tạp trùng là 45,7%, nhiễm Trichomonas là 3,4%, nhiễm nấm Candida là 31%. Có 2 trường hợp có phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang mai dương tính. Phân tích các mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tỉ lệ nhiễm khuẩn cho thấy: nhóm học sinh, sinh viên có nguy cơ cao hơn 5.65 lần nhóm nông nghiệp, ở nhà; nhóm có tiền sử nạo phá thai, sảy thay có nguy cơ cao hơn 7,2 lần nhóm không có tiền sử; Nhóm có tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục có nguy cơ cao gấp 4,34 lần nhóm không có tiền sử. Kết luận: Tỉ lệ viêm nhiễm sinh dục ở trẻ vị thành niên đến nạo thai ở bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là 93%. Nhóm học sinh sinh viên, nhóm có tiền sử nạo thai, sảy thai và nhóm có tiền sử nhiễm trùng đường sinh dục có nguy cơ cao hơn các nhóm khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thị Thu Hà (2007), “Nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ từ 18-49 tuổi phường Mai Dịch, Hà Nội 2005”. Tạp chí Y học thực hành, Số 12, tr.93-96
2. Phạm Bá Nha (2007), “Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến đẻ non và phương pháp xử trí”, Luận án Tiến sĩ Y Học, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001), “Nghiên cứu một số nguy cơ của nhiễm khuẩn đưồng sinh dục dưới ở phụ nữ có thai và đề xuất biện pháp phòng bệnh thích hợp”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Đỗ Thị Thu Thuỷ (2001), “Nghiên cứu tình hình viêm đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Caixeta RC, Ribeiro AA, Segatti KD, et al.. Association between the human papillomavirus, bacterial vaginosis and cervicitis and the detection of abnormalities in cervical smears from teenage girls and young women. Diagn Cytopathol 2015;43:780–5. 10.1002/ dc.23301 [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
6. Yi TJ, Shannon B, Prodger J, et al. . Genital immunology and HIV susceptibility in young women. Am J Reprod Immunol 2013; 69(Suppl 1):74–9. 10.1111/aji.12035 [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]