KHẢO SÁT ĐƯỜNG ĐI DÂY THẦN KINH HÀM DƯỚI (V3) TRÊN XÁC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH TỪ THÁNG 9/2020 ĐẾN THÁNG 7/2021

Đỗ Tấn Khôi Lê 1,, Văn Công Ngô2, Hạnh Uyên Trần 2, Minh Trường Trần 2
1 Đại học Y Dược TP HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dây thần kinh hàm dưới là nhánh thứ ba của thần kinh sinh ba, dễ tổn thương nhất tại hố dưới thái dương. Hố dưới thái dương nằm ngay dưới nền sọ giữa, khuất sâu bên trong vùng sọ mặt. Các bệnh lý tại khu vực này rất đa dạng, thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau và gần như luôn phải phối hợp khi điều trị. Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giải phẫu giữa các nhánh dây thần kinh hàm dưới với lỗ bầu dục, mảnh chân bướm ngoài, cung gò má và thành sau xoang hàm. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu cắt ngang mô tả. Phẫu tích và đo dạc trên 10 xác tươi người Việt Nam trưởng thành thoả tiêu chuẩn chọn mẫu tại Bộ môn Giải Phẫu Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 2020 – 2021. Kết quả: Khoảng cách từ chỗ chia đôi thân chính, thân sau, và chia nhánh TK thừng nhĩ từ nhánh lưỡi TK V3 tới lỗ bầu dục lần lượt là 5,23±0,83; 10,1±1,88; 21±1,97mm. Phương trình thể hiện tương quan giải phẫu giữa vị trí chia đôi dây thần kinh thừng nhĩ và nhánh lưỡi thần kinh hàm dưới với lỗ bầu dục, lỗ gai: BDLTN = 16,13 + 1,41 Ẋ BDG. Kết luận: Dựa trên tương quan về giải phẫu giữa các nhánh thần kinh hàm dưới với các cấu trúc giải phẫu xung quanh, chúng tôi đề xuất các phương trình có thể giúp ích phẫu thuật viên trong phẫu thuật, thủ thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aslan, A., F. R. Balyan, A. Taibah, et al., Anatomic relationships between surgical landmarks in type b and type c infratemporal fossa approaches. Eur Arch Otorhinolaryngol, 1998. 255(5): p. 259-64.
2. Gibelli, D., M. Cellina, G. Oliva, et al., Localization of Foramen Ovale According to Bone Landmarks of the Splanchnocranium: Help for Transforaminal Surgical Approach to Trigeminal Neuralgia. J Craniofac Surg, 2021. 32(2): p. 762-764.
3. Joo, W., T. Funaki, F. Yoshioka, et al., Microsurgical anatomy of the infratemporal fossa. Clin Anat, 2013. 26(4): p. 455-69.
4. Patil, Jyothsna, Naveen Kumar, Mohandas Rao K G, et al., The foramen ovale morphometry of sphenoid bone in South Indian population. Journal of clinical and diagnostic research : JCDR, 2013. 7(12): p. 2668-2670.
5. Tiwari, R., Surgical landmarks of the infratemporal fossa. J Craniomaxillofac Surg, 1998. 26(2): p. 84-6.
6. Vrionis, F. D., W. G. Cano, and C. B. Heilman, Microsurgical anatomy of the infratemporal fossa as viewed laterally and superiorly. Neurosurgery, 1996. 39(4): p. 777-85; discussion 785-6.
7. Dare, Folabo, Maria Ruiz, and Tafline C. Crawford, Variation of the Chorda Tympani in the Infratemporal Fossa. The FASEB Journal, 2010. 24(S1): p. 446.9-446.9.
8. Erdogmus, Senem, Figen Govsa, and Servet Celik, Anatomic Position of the Lingual Nerve in the Mandibular Third Molar Region as Potential Risk Factors for Nerve Palsy. The Journal of craniofacial surgery, 2008. 19: p. 264-70.
9. Kantola, V. E., G. W. McGarry, and P. M. Rea, Endonasal, transmaxillary, transpterygoid approach to the foramen ovale: radio-anatomical study of surgical feasibility. The Journal of Laryngology & Otology, 2013. 127(11): p. 1093-1102.
10. Kaplan, Metin, Fatih Serhat Erol, Mehmet Faik Ozveren, et al., Review of complications due to foramen ovale puncture. Journal of Clinical Neuroscience, 2007. 14(6): p. 563-568.
11. Liu, Longping, Robin Arnold, and Marcus Robinson, Dissection and Exposure of the Whole Course of Deep Nerves in Human Head Specimens after Decalcification. International journal of otolaryngology, 2012. 2012: p. 418650.
12.Shinohara, Haruyuki, Izumi Mataga, and Ikuo Kageyama, Discussion of clinical anatomy of the lingual nerves. Okajimas folia anatomica Japonica, 2010. 87(3): p. 97-102.