MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA HUYẾT KHỐI XOANG TĨNH MẠCH DỌC TRÊN

Hồng Khôi Võ 1,2,3,, Hà Quân Phan 1, Hải Anh Nguyễn 1
1 Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược ĐHYQG HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của huyết khối xoang tĩnh mạch dọc trên. Đối tượng: Chúng tôi chọn 40 bệnh nhân được chẩn đoán là huyết khối xoang tĩnh mạch dọc trên tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 1/2015 - 11/2016. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu. Kết quả: Các triệu chứng thường gặp bao gồm nhức đầu (95%), liệt chi (32,5%), co giật (20%), rối loạn ý thức (20%), rối loạn ngôn ngữ (17,5%), rối loạn cảm giác (15%), liệt dây thần kinh sọ (15%). Đặc điểm tổn thương nhu mô não trên phim cắt lớp vi tính hay gặp nhất là chảy máu nhu mô não chiếm 37,5%, tiếp đến là nhồi máu não và chảy máu dưới nhện, nhồi máu chảy máu chiếm tỷ lệ thấp. Ngược lại, trên phim chụp cộng hưởng từ, tổn thương hay gặp nhất là nhồi máu chảy máu chiếm 40,6%, tiếp đến là chảy máu nhu mô não và nhồi máu não đơn thuần, chảy máu dưới nhện ít gặp chiếm tỷ lệ 6,3%. Các rối loạn yếu tố đông máu nguyên phát gặp với tỷ lệ: giảm Protein S (10%), giảm ATIII (10%), giảm Protein C (5%). Kết luận: Chẩn đoán HKTMN nói chung và huyết khối xoang tĩnh mạch dọc trên nói riêng luôn là một thử thách lớn do các triệu chứng và các dấu hiệu rất thay đổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là nhức đầu (95%). Hình ảnh thường gặp nhất trên CLVT sọ não là chảy máu não (37,5%), trên CHT là nhồi máu chảy máu (40,6%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Hùng (2010). “Đặc điểm hình ảnh huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng trên cộng hưởng từ”. Luận văn Thạc sĩ Y học, ĐHYD TP Hồ Chí Minh, Tr.94.
2. Lê Văn Thính; Trịnh Tiến Lực (2010), "Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị huyết khối tĩnh mạch não". Tập san Hội Thần kinh học Việt Nam. 2, Tr.10.
3. Hoàng Khánh (2008), “Huyết khối tĩnh mạch não”, Giáo trình sau đại học thần kinh học, Nhà xuất bản Đại học Huế, Tr. 275-282.
4. Lê Văn Minh; Phan Việt Nga (2013), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch não". Tạp chí Y học học Việt Nam tháng 7. 1, Tr.37.
5. Khealani B.A., Wasay M.,Saadah M., Sultana E., Mustafa S., Khan F.S., et al.(2008), “Cerebral Thrombosis A Descriptive Multicenter Study of Patients in Pakistan and Middle East “ Stroke ,39(10),pp.2707-2711
6. Martinelli I., Battaglioli T., Pedotti T.,Cattaneo M.and Mannucci P.M.(2003),” Hyperhomocysteinnemia in cerebral vein thrombosis”, Blood,102(4),pp.1363-6
7. Paciaroni M., Palmerini F. and Bogousslavsky J.(2008),” Clinical presentations of cerebral vein and sinus thrombosis”, Front Neurol Neurosci, 23,pp.77-88