ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ CỦA TAFLUPROST 0,0015% TRONG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC MỞ NGUYÊN PHÁT

Tấn Đỗ 1,
1 Bệnh Viện Mắt Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng không mong muốn của Tafluprost 0,0015%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu đã thu nhận 46 mắt của 28 bệnh nhân Glôcôm góc mở có chỉ định điều trị bằng thuốc từ tháng 2/2015 đến tháng 9/2015. Tác dụng không mong muốn toàn thân, triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể được đánh giá tại các thời điểm sau điều trị 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng. Kết quả: Không gặp bất kì tác dụng phụ toàn thân nào trong thời gian 3 tháng điều trị. Các triệu chứng cộm mắt (6,2%), ngứa mắt (3,1%), đau mắt (3,1%) xuất hiện tại thời điểm 2 tuần đáp ứng tốt với điều trị và không xuất hiện ở các lần khám sau. Triệu chứng cương tụ kết mạc (4,4%) xuất hiện tại thời điểm 1 tuần và giảm dần tại các lần thăm khám sau. Dài lông mi chỉ xuất hiện trên 2 mắt sau 3 tháng điều trị (4,3%). Tình trạng khô mắt nhẹ và trung bình tại thời điểm 1 tuần chiếm đa số (50% và 25%), sau 3 tháng là 46,8% và 31,2%. Tỉ lệ khô mắt nặng sau 1 tuần điều trị là 6,2% sau 3 tháng là 0%.  Kết luận: Tafluprost 0,0015% là một thuốc điều trị Glôcôm có tác dụng tốt, không gặp tác dụng phụ toàn thân, các tác dụng phụ thường nhẹ thoáng qua đáp ứng tốt với điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Như Hơn (2012). Nhãn khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.
2. Đỗ Thị Thái Hà (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân Glôcôm điều trị tại khoa Tổng hợp viện Mắt Đại Học y Hà Nội.
3. Yang Liu và Weiming Mao (2013). Tafluprost once daily for treatment of elevated intraocular pressure in patients with open-angle Clinical Ophthalmology, 7, 7–14.
4. Nguyễn Đỗ Thị Ngọc Hiên (2004). Góp phần nghiên cứu hiệu quả điều trị Glôcôm góc mở bằng thuốc Travatan, Trường đại học Y Hà nội.
5. Uusitalo H, Pillunat LE và Ropo A) (2010). Efficacy and safety of tafluprost 0.0015% versus latanoprost 0.005% eye drops in open-angle glaucoma and ocular hypertension: 24-month results of a randomized, double- masked Phase III study. Acta Ophthalmol, (88), 12–19.
6. Chabi A, Varma R và Tsai JC (2012). Randomized clinical trial of the efficacy and safety of preservative-free tafluprost and timolol in patients with open-angle glaucoma or ocular hypertension. Am J Ophthalmol, (153), 1187–1196.
7. Takeshi Kumagami (2013). Comparison of corneal safety and intraocular pressure-lowering effect of tafluprost ophthalmic solution with other prostaglandin ophthalmic solutions. j Ocular Pharm Ther, 30 (4), 340-345.
8. HamacherT, Airaksinen J và Saarela V (2008). Efficacy and safety levels of preserved and preservative-free tafluprost are equivalent in patients with glaucoma or ocular hypertension: results from a pharmacodynamics analysis. ActaOphthamol, 86 (24), 14-19.