ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VIÊM TỦY KHÔNG HỒI PHỤC TRÊN RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI

Hồng Lợi Nguyễn 1,, Hoàng Mỹ Hiền Nguyễn 1
1 Trung tâm Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lý tủy răng là bệnh răng miệng thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Răng cối lớn thứ nhất hàm dưới thường được nội nha nhiều nhất vì đây là răng vĩnh viễn mọc đầu tiên trên cung hàm, có hệ thống ống tủy phức tạp và cũng là răng có chức năng ăn nhai quan trọng cần được bảo tồn nhất. Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân từ 15 đến 75 tuổi có răng cối lớn thứ nhất hàm dưới bị viêm tủy không hồi phục đến khám và điều trị tại Trung tâm Răng Hàm Mặt bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 03/2021 đến tháng 07/2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả, tiến cứu, có can thiệp lâm sàng, có đối chứng. Kết quả: Nguyên nhân gặp nhiều nhất là do sâu răng, chiếm tỷ lệ 93,9%. Tỷ lệ sâu mặt nhai chiếm cao nhất (90,9%). Tủy hở gặp ở 51 răng, chiếm tỷ lệ 77,3%. Vị trí đau tại răng tổn thương chiếm tỷ lệ cao nhất, 97,0%. Thời điểm đau nhiều về đêm chiếm tỷ lệ 63,6%. Răng bị viêm tủy không hồi phục có lỗ sâu ngà sâu chiếm tỷ lệ 81,8%. Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng đau khi kích thích (gõ ngang, thử lạnh) chiếm tỷ lệ 86,4. Trong 66 răng điều trị có 21 răng có ống tuỷ cong (31,8). Tỷ lệ nhìn rõ ống tuỷ trên phim X quang chiếm 87,9% cao hơn tỷ lệ các răng không nhìn rõ ống tuỷ (12,1%). Kết Luận: Nghiên cứu đã góp phần tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, X quang viêm tuỷ không hồi phục ở nhóm răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Nhằm tìm ra giải pháp sử dụng dụng cụ nội nha an toàn trong điều trị tủy và kéo dài tuổi thọ răng vĩnh viễn trên cung hàm, nhất là răng cối lớn thứ nhất hàm dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dũng TM, Khuê LN (2011). Đặc điểm lâm sàng, X quang răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới trên bệnh nhân có chỉ định điều trị nội nha. Tạp chí nghiên cứu Y học, 74(3).
2. Mạnh C (2015). Đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới có sử dụng hệ thống trâm Wave One, Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội
3. Oanh LTK (2013). Đánh giá kết quả điều trị nội nha nhóm răng hàm lớn hàm dưới bằng hệ thống EnDo - Express, in Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
4. Thắng NV (2018), Kết quả điều trị nội nha răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới có sử dụng hệ thống trâm Waveone Gold, in Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
5. Hà LTT (2014). Đánh giá kết quả điều trị nội nha bằng phương pháp sửa soạn ống tủy với trâm xoay Ni-Ti Protaper. Tạp chí Y học Việt Nam, 1: 13-17.
6. Khang N (2017). Đánh giá kết quả điều trị tủy bằng hệ thống trâm xoay Ni-Ti Protaper và máy X-Smart tại Khoa Răng Miệng, Bệnh viện Quân Y 103. Tạp chí Y - Dược học Quân sự, 4: 209-213.
7. Lan NTH (2017). Nghiên cứu điều trị tủy răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên với hệ thống trâm xoay Ni-Ti Waveone, in Luận án Tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng, Hà Nội.