BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Đức Minh Nguyễn 1,, Vinh Quốc Nguyễn 2
1 Bệnh viện Châm cứu Trung ương
2 Viện Y học cổ truyền Quân đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng mất ngủ không thực tổn thể Tâm tỳ hư và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân tuổi trên 18, được chẩn đoán xác định mất ngủ không thực tổn theo tiêu chuẩn ICD - 10, phù hợp chứng Thất miên thể tâm tỳ hư theo Y học cổ truyền, điều trị tại Bệnh viện Châm Cứu Trung ương và Bệnh viện Tuệ Tĩnh từ tháng 5/2019 đến 10/2019, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tình nguyện tham gia nghiên cứu. Đánh giá đặc điểm chung các đối tượng nghiên cứu, triệu chứng lâm sàng liên quan giấc ngủ. Kết quả: 90% bệnh nhânmất ngủ có độ tuổi trên 40, tuổi mắc bệnh trung bình 57,60 ± 15,58 tuổi. Thời gian mắc bệnh từ 3 tới 6 tháng chiếm tỷ lệ cao (63,3%). Thời lượng giấc ngủ trung bình trong đêm đạt 4,02 ± 0,53 (giờ). Điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI trung bình 14,09 ± 2,22 (điểm). Áp lực công việc, mâu thuẫn gia đình, tổn thất kinh tế là những nguyên nhân gây sang chấn tâm lý thường gặp ở các bệnh nhân nghiên cứu. Kết luận: Mất ngủ không thực tổn gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, lao động và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh có liên quan tới tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và tiền sử sang chấn tâm lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Hà Nội (2006). Rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Giáo trình Tâm thần học dành cho bác sĩ đa khoa, NXB Y học, Hà Nội, 62-68.
2. Bộ môn Y học cổ truyền - Học viện quân y (2008). Thất miên. Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Hà Nội, 148.
3. Nguyễn Văn Tâm (2019). Nghiên cứu độc tính,tác dụng an thần trên thực nghiệm và điều trị mất ngủ không thực tổn trên lâm sàng của cao lỏng Dưỡng tâm an thần, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
4. Bộ Y tế (2016). Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 8/7/2016 về việc ban hành bộ mã danh mục dùng chung trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Phụ lục: Danh mục bệnh theo ICD-10.
5. Wilson S, Nutt D (2008). Insomnia: guide to diagnosis and choice of treatment. Prescriber, 19 (8), 14-24.
6. Nguyễn Ngọc Đăng (2020). Đánh giá tác dụng điều trị mất ngủ không thực tổn của viên nén Ích khí an thần - HVY trên lâm sàng, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
7. Zhang M, Xu G, Luo C (2016). Qigong Yi Jinjing Promotes. Pulmonary Function, Physical Activity, Quality of Life and Emotion Regulation Self-Efficacy in Patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease: A Pilot Study. J Altern Complement Med, 22 (10), 12-14.