ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẬT THIỂU SẢN XƯƠNG QUAY BẨM SINH BẰNG BÓ BỘT VÀ PHẪU THUẬT TRUNG TÂM HÓA CỔ TAY TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Dương Phi Nguyễn 1,, Trọng Tường Mai 2, Ngọc Minh Khánh Nguyễn 1, Hồ Thiên Phúc Trần1, Hoàng Vũ Trịnh 3
1 Bệnh viện Nhi Đồng thành phố, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
2 Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
3 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị tật thiểu sản xương quay bẩm sinh đã tiến bộ theo năm tháng từ việc điều trị bảo tồn tới điều trị phẫu thuật. Đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật được mô tả trong điều trị tật thiểu sản xương quay nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có báo cáo nào về việc đánh giá kết quả điều trị tật bẩm sinh này; Phẫu thuật trung tâm hóa cổ tay là một phương pháp hay được ứng dụng trên thế giới. Việc bó bột trước phẫu thuật trung tâm hóa là một phương pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả để kéo dãn phần mềm trước phẫu thuật. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá kết quả điều trị tật thiểu sản xương quay bẩm sinh bằng phương pháp bó bột và phẫu thuật trung tâm hóa cổ tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca, tổng cộng 12 bệnh nhi với 15 chi bị tật phân loại Bayne III và IV, với tuổi trung bình 19 tháng (từ 8 tháng tới 35 tháng). Tất cả đều là bệnh nhi nam, được điều trị bằng phương pháp bó bột và phẫu thuật trung tâm hóa cổ tay. Kết quả: Kết quả nghiêng quay chỉnh được lên tới 59 độ. Góc cẳng bàn tay ở lần tái khám cuối cùng chỉ còn 12°. Tầm vận động cổ tay giảm từ 78 độ xuống 30 độ. Tầm vận động các ngón tay giảm nhẹ. 14 trong 15 chi (chiếm tỷ lệ 93%) đạt kết quả rất tốt hoặc tốt theo tiêu chuẩn của Bayne và Klug. Kết luận: Việc điều trị tật thiểu sản xương quay bẩm sinh bằng bó bột và phẫu thuật trung tâm hóa cổ tay cho kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bayne, L. G. and Klug, M. S. (1987), "Long-term review of the surgical treatment of radial deficiencies", J Hand Surg Am. 12(2), pp. 169-79.
2. Bora, F. W., Jr., Nicholson, J. T., and Cheema, H. M. (1970), "Radial meromelia. The deformity and its treatment", J Bone Joint Surg Am. 52(5), pp. 966-79.
3. Bora, F. W., Jr., et al. (1981), "Radial club-hand deformity. Long-term follow-up", J Bone Joint Surg Am. 63(5), pp. 741-5.
4. Damore, E., et al. (2000), "The recurrence of deformity after surgical centralization for radial clubhand", J Hand Surg Am. 25(4), pp. 745-51.
5. Kanojia, R. K., Sharma, N., and Kapoor, S. K. (2008), "Preliminary soft tissue distraction using external fixator in radial club hand", J Hand Surg Eur Vol. 33(5), pp. 622-7.
6. Kotwal, P. P., Varshney, M. K., and Soral, A. (2012), "Comparison of surgical treatment and nonoperative management for radial longitudinal deficiency", J Hand Surg Eur Vol. 37(2), pp. 161-9.
7. Lamb, D. W. (1977), "Radial club hand. A continuing study of sixty-eight patients with one hundred and seventeen club hands", J Bone Joint Surg Am. 59(1), pp. 1-13.
8. Saini, N., et al. (2009), "Management of radial clubhand with gradual distraction followed by centralization", Indian J Orthop. 43(3), pp. 292-300.