KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA ĐỘNG MẠCH HÀM TRONG HỐ DƯỚI THÁI DƯƠNG

Thùy Dung Lê 1,, Văn Công Ngô 2, Hạnh Uyên Trần 2, Minh Trường Trần 2
1 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Động mạch hàm là nhánh lớn nhất của động mạch cảnh ngoài ở vùng cổ. Động mạch hàm đi qua hố dưới thái dương và là nguồn cung cấp máu chủ yếu cho hốc mũi và khoang miệng, răng và màng cứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước về giải phẫu của động mạch hàm vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Khảo sát đường đi của động mạch hàm so với cơ chân bướm ngoài và đặc điểm giải phẫu các nhánh chính của động mạch hàm đoạn nằm trong hố dưới thái dương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Từ tháng 9/2020 đến tháng 6/2021, chúng tôi phẫu tích 20 vùng hố dưới thái dương trên xác tươi tại bộ môn Giải Phẫu – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và ghi lại đặc điểm của động mạch hàm. Kết quả: 90% trường hợp động mạch hàm nằm phía ngoài cơ chân bướm ngoài. Đường kính động mạch màng não giữa, động mạch huyệt răng dưới và động mạch cơ cắn tại nguyên ủy lần lượt là 2,08 ± 0,17 mm; 1,12 ± 0,17 mm và 0,87 ± 0,18 mm. Khoảng cách từ góc hàm đến nơi xuất phát động mạch màng não giữa, động mạch huyệt răng dưới và động mạch cơ cắn lần lượt là 40,07 ± 1,78 mm; 36,38 ± 1,56 mm và 43,50 ± 3,07 mm. Bàn luận: Đặc điểm giải phẫu của động mạch hàm biến đổi và kết quả của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Nắm rõ các đặc điểm này giúp giảm thiểu các biến chứng xuất huyết khi thực hiện phẫu thuật tại vùng hố dưới thái dương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thái Vi, (2004), "Nghiên cứu giải phẫu học động mạch hàm ở người Việt Nam trưởng thành tại TP Hồ Chí Minh góp phần ứng dụng trong phẫu thuật Tai Mũi Họng ".
2. J. E. Alvernia, J. Hidalgo, M. P. Sindou, C. Washington, et al, (2017), "The maxillary artery and its variants: an anatomical study with neurosurgical applications", Acta Neurochir (Wien), 159 (4), pp. 655-664.
3. A. Hussain, A. Binahmed, A. Karim, G. K. Sándor, (2008), "Relationship of the maxillary artery and lateral pterygoid muscle in a caucasian sample", Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 105 (1), pp. 32-36.
4. G. W. Lasker, D. L. Opdyke, H. Miller, (1951), "The position of the internal maxillary artery and its questionable relation to the cephalic index", Anat Rec, 109 (1), pp. 119-126.
5. A. Lurje, (1946), "On the topographical anatomy of the internal maxillary artery", Acta Anat (Basel), 2 (3-4), pp. 219-231.
6. I. Otake, I. Kageyama, I. Mataga, (2011), "Clinical anatomy of the maxillary artery", Okajimas Folia Anat Jpn, 87 (4), pp. 155-164.
7. A. Wayne Vogl Richard Drake, Adam Mitchell, (2015), Gray's Anatomy for Students, Churchill Livingstone, pp. 972-1004.
8. L. N. Sekhar, V. L. Schramm, Jr., N. F. Jones, (1987), "Subtemporal-preauricular infratemporal fossa approach to large lateral and posterior cranial base neoplasms", J Neurosurg, 67 (4), pp. 488-499.
9. Ismihan Ilknur Uysal, Mustafa Buyukmumcu, Nadire Unver Dogan, Muzaffer Seker, et al, (2011), "Clinical Significance of Maxillary Artery and its Branches: A Cadaver Study and Review of the Literature", International Journal of Morphology, 29 pp. 1274-1281.
10. J. K. Kim, J. H. Cho, Y. J. Lee, C. H. Kim, et al, (2010), "Anatomical variability of the maxillary artery: findings from 100 Asian cadaveric dissections", Arch Otolaryngol Head Neck Surg.
11. Shingo Maeda, Yukio Aizawa, Katsuji Kumaki, Ikuo Kageyama, (2012), "Variations in the course of the maxillary artery in Japanese adults", Anatomical Science International, 87 (4), pp. 187-194.
12. R. Sashi, N. Tomura, M. Hashimoto, M. Kobayashi, et al, (1996), "Angiographic anatomy of the first and second segments of the maxillary artery", Radiat Med, 14.