ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT HYBRID TRONG ĐIỀU TRỊ BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ STANFORD B

Hữu Thành Trương 1,, Quyết Tiến Trần 2,3
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bóc tách động mạch chủ Stanford B (BTĐMCSB) là bệnh lý mạch máu thường gặp, tỉ lệ mắc khoảng 3/100.000 người/năm, với tỉ lệ tử vong trong 5 năm lên tới 30-40% nếu không được điều trị thích hợp. Điều trị bệnh lý BTĐMCSB bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa, trong đó phẫu thuật hybrid với phẫu thuật chuyển vị các nhánh quai động mạch chủ (ĐMC) kết hợp can thiệp nội mạch đặt ống ghép nội mạch ĐMC ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các trường hợp BTĐMCSB có vùng hạ đặt đầu gần không thích hợp. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật hybrid điều trị bóc tách động mạch chủ Stanford B cấp tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca các bệnh nhân (BN) được phẫu thuật hybrid điều trị BTĐMCSB tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2020. Kết quả: 43 BN được chẩn đoán BTĐMCSB cấp tính có chỉ định phẫu thuật hybrid với độ tuổi trung bình là 54,8± 12,3 tuổi, lớn nhất là 75 tuổi, nhỏ nhất là 31 tuổi, tỉ lệ nam giới chiếm 67,4%. Có 15 trường hợp phẫu thuật chuyển vị ĐM cảnh chung trái- dưới đòn trái, 28 trường hợp phẫu thuật chuyển vị ĐM cảnh chung phải- cảnh chung trái- dưới đòn trái. Thời gian phẫu thuật trung bình là 304,5 ± 76,37 phút, thời gian nằm viện sau phẫu thuật 7,91 ± 2,93 ngày. Tỉ lệ thành công về mặt kĩ thuật đạt 97,6%. Sau mổ có 1 trường hợp thiếu máu tủy (2,3%), 1 trường hợp tụ máu vết mổ chuyển vị phải phẫu thuật cầm máu (2,3%), 1 trường hợp tổn thương thần kinh quặt ngược trái gây khàn tiếng (2,3%), 1 trường hợp tử vong chu phẫu do xuất huyết não, viêm phổi nặng (2,3%). Thời gian theo dõi trung bình là 10,6± 1,8 tháng. Tử vong trong thời gian theo dõi là trường hợp (2,4%), rò ống ghép loại IB 1 trường hợp, bóc tách ngược Stanford A là 1 trường hợp. Kết luận: Phẫu thuật hybrid điều trị các trường hợp BTĐMCSB cấp tính, có vùng hạ đặt đầu gần không phù hợp đạt kết quả tốt, biến chứng và tử vong thấp. Kết quả lâu dài: cần theo dõi và đánh giá tiếp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quyết Tiến (2015), Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật can thiệp nội mạch điều trị bóc tách động mạch chủ ngực, Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, bệnh viện Chợ Rẫy.
2. Bavaria J. E., Brinkman W. T., Hughes G. C., Khoynezhad A., Szeto W. Y., Azizzadeh A., et al. (2015), "Outcomes of Thoracic Endovascular Aortic Repair in Acute Type B Aortic Dissection: Results From the Valiant United States Investigational Device Exemption Study", Ann Thorac Surg, 100 (3), 802-808; discussion 808-809.
3. Bünger C. M., Kische S., Liebold A., Leißner M., Glass A., Schareck W., et al. (2013), "Hybrid aortic arch repair for complicated type B aortic dissection", J Vasc Surg, 58 (6), 1490-1496.
4. Cambria R. P., Conrad M. F., Matsumoto A. H., Fillinger M., Pochettino A., Carvalho S., et al. (2015), "Multicenter clinical trial of the conformable stent graft for the treatment of acute, complicated type B dissection", J Vasc Surg, 62 (2), 271-278.
5. Investigators The VIRTUE Registry (2011), "The VIRTUE Registry of type B thoracic dissections--study design and early results", Eur J Vasc Endovasc Surg, 41 (2), 159-166.
6. Nienaber C. A., Kische S., Rousseau H., Eggebrecht H., Rehders T. C., Kundt G., et al. (2013), "Endovascular repair of type B aortic dissection: long-term results of the randomized investigation of stent grafts in aortic dissection trial", Circ Cardiovasc Interv, 6 (4), 407-416.
7. Cochennec Frédéric, Tresson Philippe, Cross Jane, Desgranges Pascal, Allaire Eric & Becquemin Jean-Pierre (2013), "Hybrid repair of aortic arch dissections", Journal of Vascular Surgery, 57 (6), 1560-1567.