ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH LÝ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG

Việt Thắng Đỗ 1,, Quyết Tiến Trần 2,3
1 Bệnh viện Nhân Dân 115
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT) là bệnh lí tim mạch không thường gặp nhưng có tỉ lệ tử vong cao và để lại biến chứng nặng nề. Khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh cần  phải điều trị ngoại khoa vì các biến chứng nặng của bệnh. Mục đích điều trị để tránh cho bệnh nhân bị suy tim tiến triển vì tổn thương các cấu trúc trong tim, tránh nhiễm trùng lan rộng và ngăn ngừa thuyên tắc. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm điều trị ngoại khoa bệnh lí VNTMNT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca các bệnh nhân (BN) được phẫu thuật điều trị VNTMNT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2020 đến tháng 01/2021. Kết quả: 51 BN với độ tuổi trung bình là 42,1, tỉ lệ nam chiếm 73%, được chẩn đoán VNTMNT có chỉ định phẫu thuật. 86% trường hợp có suy tim NYHA nặng. 37% trường hợp mổ cấp cứu và bán khẩn, 12% mổ lại do VNTMNT trên van nhân tạo. 6 trường hợp được mổ tim ít xâm lấn qua đường ngực phải. Tổn thương sùi trên van 2 lá có 26 BN, sùi trên van động mạch chủ (ĐMC) có 15 BN, sùi trên cả  van 2 lá và van ĐMC có 2 BN, 6 ca có áp xe vòng van. Có 6 trường hợp cấy máu dương tính: 4 trường hợp do Streptococcus spp., 2 trường hợp do Staphyloccus. 23 BN thay van ĐMC, 17 BN thay van hai lá, 22 BN sửa van 2 lá, 7 BN phẫu thuật Bentall. Sau mổ có 3 ca chảy máu phải mổ lại, 39 ca phải dùng ít nhất 1 vận mạch, , 1 ca đặt ECMO, 7 ca có suy thận cấp, 3 ca tử vong sau mổ. Thời gian phẫu thuật trung bình 300 phút (kẹp ĐMC 101 phút) và nằm viện sau mổ trung bình 18,5 ngày. Những BN sống còn ghi nhận đạt kết quả điêu trị tốt tại thời điểm xuất viện, cải thiện lâm sàng NYHA II và không có biến chứng vĩnh viễn. Kết luận: Phẫu thuật điêu trị các trường hợp VNTMNT đạt kết quả tốt với tỉ lệ tử vong sau mổ 5,9% liên quan đến thời gian mổ dài, tình trạng mổ cấp cứu và VNTMNT trên van nhân tạo. Biến chứng suy tim cấp sau mổ thuờng gặp tuy nhiên đáp ứng điều trị nội khoa, không có biến chứng vĩnh viễn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Habib G, Lancellotti P, Antunes MJ, Bongiorni MG, Casalta JP, Del Zotti F, et al. 2015 ESC Guidelines for the management of infective endocarditis: The Task Force for the Management of Infective Endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC). Endorsed by: European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS), the European Association of Nuclear Medicine (EANM). Eur Heart J. 2015;36(44):3075-128.
2. Pettersson GB, Hussain ST. Current AATS guidelines on surgical treatment of infective endocarditis. Ann Cardiothorac Surg. 2019;8(6):630-44.
3. Antunes MJ. The role of surgery in infective endocarditis revisited. Rev Port Cardiol. 2020;39(3):151-3.
4. Farag M, Borst T, Sabashnikov A, Zeriouh M, Schmack B, Arif R, et al. Surgery for Infective Endocarditis: Outcomes and Predictors of Mortality in 360 Consecutive Patients. Med Sci Monit. 2017;23:3617-26.
5. Guiomar N, Vaz-da-Silva M, Mbala D, Sousa-Pinto B, Monteiro JP, Ponce P, et al. Cardiac surgery in infective endocarditis and predictors of in-hospital mortality. Rev Port Cardiol (Engl Ed). 2020;39(3):137-49.
6. Ilhao Moreira R, Coutinho Cruz M, Moura Branco L, Galrinho A, Coutinho Miranda L, Fragata J, et al. Infective endocarditis: Surgical management and prognostic predictors. Rev Port Cardiol (Engl Ed). 2018;37(5):387-94.