KHẢO SÁT POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI PHÓNG ĐẠI BLI THEO PHÂN LOẠI BASIC

Thanh Tùng Nguyễn1,, Việt Hằng Đào 1,2,3
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Viện Nghiên Cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Polyp đại trực tràng là bệnh lý phổ biến và có nguy cơ tiến triển ác tính. Dự đoán mô bệnh học polyp qua nội soi giúp đưa ra hướng điều trị thích hợp. Phân loại BASIC dựa trên đánh giá cấu trúc bề mặt và mạch máu khi sử dụng nội soi phóng đại kết hợp ánh sáng laser xanh (BLI) được đề xuất để dự đoán kết quả mô bệnh học. Mục tiêu của nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm polyp đại trực tràng bằng phương pháp nội soi phóng đại BLI theo phân loại BASIC; (2) Đối chiếu kết quả phân loại BASIC với kết quả mô bệnh học. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả đánh giá nghiệm pháp chẩn đoán cho 166 polyp đại trực tràng được nội soi phóng đại với chế độ BLI, phân loại theo BASIC và đối chiếu với chuẩn vàng là kết quả mô bệnh học. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ các loại polyp tăng sản, u tuyến, răng cưa không cuốngvà ung thư theo phân loại BASIC trong nghiên cứu lần lượt là 39,2%, 56,0%, 0,6%, và 4,2%. Độ nhạy, độ đặc hiệu,giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính và độ chính xáccủa phân loại BASIC với polyp tân sinh lần lượt là 96,0%, 93,8%, 96,0%, 93,8% và 95,2%.Kết luận: Nội soi phóng đại sử dụng chế độ BLI và phân loại BASICbước đầu cho thấy kết quảđáng tin cậy vềkhả năng dự đoán mô bệnh học của polyp đại trực tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2016). Hướng dẫn quy trình kĩ thuật Nội khoa Chuyên ngành Tiêu hóa Bộ y tế. .
2. Phạm Bình Nguyên (2021), Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng, Đại học Y Hà Nội.
3. Vũ Việt Sơn, Đào Việt Hằng và cs (2018). Đánh giá polyp đại trực tràng bằng phân loại JNET sử dụng phương pháp nội soi phóng đại nhuộm màu ảo. Tạp chí y học thực hành, 1079.
4. Bisschops R., Hassan C., Bhandari P. et al. (2018). BASIC (BLI Adenoma Serrated International Classification) classification for colorectal polyp characterization with blue light imaging. Endoscopy, 50(03), 211–220.
5. Giacosa A., Frascio F., and Munizzi F. (2004). Epidemiology of colorectal polyps. Tech Coloproctol, 8(S2), s243–s247.
6. Meester R.G.S., van Herk M.M.A.G.C., Lansdorp-Vogelaar I. et al. (2020). Prevalence and Clinical Features of Sessile Serrated Polyps: A Systematic Review. Gastroenterology, 159(1), 105-118.e25.
7. Nagtegaal I.D., Odze R.D., Klimstra D. et al. (2020). The 2019 WHO classification of tumours of the digestive system. Histopathology, 76(2), 182–188.
8.Rondonotti E., Hassan C., Andrealli A. et al. (2020). Clinical Validation of BASIC Classification for the Resect and Discard Strategy for Diminutive Colorectal Polyps. Clinical Gastroenterology and Hepatology, 18(10), 2357-2365.e4.
9.Subramaniam S., Hayee B., Aepli P. et al. (2019). Optical diagnosis of colorectal polyps with Blue Light Imaging using a new international classification. United European Gastroenterology Journal, 7(2), 316–325.
10.Moss A., Bourke M.J., Williams S.J. et al. (2011). Endoscopic mucosal resection outcomes and prediction of submucosal cancer from advanced colonic mucosal neoplasia. Gastroenterology, 140(7), 1909–1918.