ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TỔN THƯƠNG TẠI CHỖ DO RẮN HỔ MANG CẮN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương phần mềm tại chỗ do rắn hổ mang cắn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 65 bệnh nhân bị tổn thương tại chỗ do rắn hổ mang cắn, điều trị tại Khoa Phẫu Thuật Tạo Hình Thẩm mỹ, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2021 đến hết tháng 11/2021. Kết quả: Bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn thường gặp ở độ tuổi lao động, nam nhiều hơn nữ. Tổn thương hay gặp nhất ở bàn, ngón tay và mu chân. Luôn hoại tử da ở vùng trung tâm và sưng nề, hoại tử mỡ dưới da ở vùng xung quanh. Tại vùng trung tâm tổn thương, có thể hoại tử cả gân ở vùng bàn ngón tay, bàn ngón chân, hoặc hoại tử cả xương ở vùng ngón. Tổn thương có thể khu trú ở trong cùng một đơn vị giải phẫu hoặc lan sang đơn vị giải phẫu lân cận, chủ yếu về phía gốc chi. Kết luận: Hình thái lâm sàng tổn thương phần mềm tại chỗ do rắn hổ mang cắn rất đa dạng. Việc đánh giá đúng mức độ, tính chất của tổn thương có vai trò quan trọng trong việc xây dựng phương án điều trị có hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rắn hổ mang, hoại tử, tổn thương phần mềm
Tài liệu tham khảo
2. Lê Xuân Quý. Đặc Điểm Lâm Sàng, Vi Khuẩn Học Của Thương Tổn Tại Chỗ và Mô Mềm Do Rắn Hổ Mang Cắn. Luận văn thạc sỹ HSCC. 2018.
3. Homma M, Tu AT. Antivenin for the treatment of local tissue damage due to envenomation by Southeast Asian snakes. Ineffectiveness in the prevention of local tissue damage in mice after envenomation. Am J Trop Med Hyg. 1970; 19(5): 880-884
4. Nguyễn Kim Sơn. Rắn Hổ Cắn, Cẩm Nang Cấp Cứu. Nhà xuất bản Y học; 2000.
5. Wang W, Chen Q-F, Yin R-X, et al. Clinical features and treatment experience: a review of 292 Chinese cobra snakebites. Environ Toxicol Pharmacol. 2014;37(2):648-655.
6. Kp C, Cs L, Sd L. Management of poisonous snake bites in southern Taiwan. The Kaohsiung journal of medical sciences. 2007; 23(10).
7. Zang and Schmidt. Clinical anatomy of the subcutaneous veins in the dorsum of the hand
Ann Anat. 1993 Aug;175(4):381-4.
8. Trịnh Văn Minh. Giải Phẫu Người. Nhà xuất bản Y học; 2011