ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THẢI SẮT TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA CÓ QUÁ TẢI SẮT BẰNG DEFERASIROX TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thế Tùng Nguyễn 1,, Thị Ánh Mã 2, Quang Hảo Nguyễn 2, Thùy Dung Lê 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bằng Deferasirox trên bệnh nhi Beta Thalassemia có quá tải sắt. Đối tượng: Gồm 32 bệnh nhân beta thalassemia được chẩn đoán  có quá tải sắt tại Khoa huyết học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/2021 đến 06/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Kết quả: 32 bệnh nhân theo dõi kết quả điều trị trong thời gian nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân quá tải sắt mức độ nặng trước và sau điều trị tương ứng là là 75,00% và 68,76%. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân quá tải sắt mức độ nặng sau điều trị có giảm sức co bóp cơ tim là 54,17% giảm hơn so với tỷ lệ trước điều trị 62,50%. Tỷ lệ bệnh nhân quá tải sắt mức độ nặng sau điều trị có rối loạn nhịp tim là (58,33%) giảm hơn so với tỷ lệ trước điều trị (70,83%). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân nam là 53,12%, nữ là 46,88%. Hemoglobin trung bình của nhóm bệnh nhân nam và nữ tương ứng là: 71,9 ± 15,4 và 77,5 ± 16,1. Deferasirox 35-50mg/kg/24h kết hợp trruyền máu đảm bảo Hb > 100 g/l thường xuyên, liên tục có hiệu quả trong duy trì không làm tăng tình trạng quá tải sắt và biến chứng suy tim trên bệnh nhân beta thalassemia

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Taher A, El-Beshlawy A, Elalfy MS, et al (2009). Efficacy and safety of deferasirox, an oral iron chelator, in heavily iron-overloaded patients with β-thalassaemia the ESCALATOR study. Eur J Haematol, 82(6), page 458- 465
2. Dudley J, John B P (2014). A 1-year randomized controlled trial of deferasirox vs deferoxamine for myocardial iron removal in βthalassemia major (CORDELIA). Blood, 123(10), page 1447-1454.
3. Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. Nhà xuất bản y học.
4. Galanello R, Eleftheriou A, Traeger synodinos J, et al (2003). Prevention of thalassemia and other hemoglobin disorder. Thalassemia International ferderation, volum 1.
5. Manuel A.S, Soledad O.P. (2004). Diagnosis and Therapy for Diastolic Heart Failure. Rev Esp Cardiol, 57, 570-575.
6. Little Brown (1964), Diseases of the Heart and Blood Vessels: Nomenclature and Criteria for Diagnosis. The Criteria Committee of the New York Heart Association, Boston
7. Park M.K. (2008). Echocardiology. Pediatric Cardiology for Practitioners
8. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Phạm Quang Vinh (2012). Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.