GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA THANG ĐIỂM HÔN MÊ FOUR, GLASGOW ĐỐI VỚI KẾT CỤC CỦA BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO NGUYÊN PHÁT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng và mối tương quan của thang điểm FOUR và hôn mê Glasgow đối với kết cục lâm sàng của bệnh nhân chảy máu não nguyên phát. Phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu, theo dõi dọc 139 bệnh nhân chảy máu não nguyên phát, nhập viện điều trị tại Khoa Thần Kinh - BV Bạch Mai trong vòng một tuần đầu từ khi khởi phát, thời gian từ tháng 3/2016 đến tháng 6/ 2016. Kết quả: Tỷ lệ tử vong (mRS = 6) sau 30 ngày sau khởi phát chảy máu não là 24,5%, tỷ lệ phục hồi tốt (mRS từ 0 - 1) đạt 20,1%, tàn tật từ trung bình đến nặng (mRS từ 2 - 5) chiếm 55,4%. Có mối tương quan chặt chẽ giữa tổng điểm FOUR với tỷ lệ sống, tàn tật và tử vong (OR = 1,87, CI: 1,36 – 2,58, p < 0,01); Hệ số tương quan cao, nghịch biến với hệ số tương quan r = - 0,76. Có mối tương quan chặt chẽ giữa tổng điểm Glasgow với tỷ lệ sống, tàn tật và tử vong (OR = 1,53, CI: 1,16 – 2,03, p < 0,01); Hệ số tương quan cao, nghịch biến với r = -0,74. Kết luận: Thang điếm FOUR và hôn mê Glasgow đều có mối tương tương quan chặt chẽ với kết cục lâm sàng với hệ số tương quan cao. Các nghiên cứu thêm về vấn đề này là cần thiết để củng cố vai trò của thang điểm trên lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chảy máu não, tiên lượng, thang điểm FOUR, thang điểm hôn mê Glasgow
Tài liệu tham khảo
2. Stead L G et al (2009). “Validation of a new Score Coma scale, the FOUR Score, in the Emergency Department”. Neurocrit Care, 2009, Volume, pp. 50-54.
3. Vũ Anh Nhị, Võ Thanh Dinh (2013). “Nghiên cứu tiên lượng tử vong bằng thang điểm FOUR ở bệnh nhân hôn mê”. Nghiên cứu Y học, Y Học TP. Hồ Chí Minh Tập 17, Phụ bản của Số 1, 2013, trang 14-18.
4. Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Xuân Thản (1996). Nhận xét các yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân chảy máu não, Kỷ yếu Công trình khoa học thần kinh, Nhà xuất bản Y học, 140-143.
5. Qureshi A.T, Safdar K., Weil E.J et al (1995). Predictor of early deterioration and mortality in black Americans with spontaneous intracerebral hemorrhage. Stroke, 26(10), 1764-1767.
6. Broderick J.P, Brott T.G, Duldner J.E et al (1993). Volume of intracerebral hemorrhage. A powerful and easy-to-use predictor of 30-day mortality. Stroke, 24(7), 987 -993.
7. Keep R.F, Hua Y.,Xi G. (2012). Intracerebral haemorrhage: mechanisms of injury and therapeutic targets. Lancet Neurol, 11(8), 1474 - 4422.
8. Marcati E et al (2011). Validation of the Italian version of a new coma scale: the FOUR score. Intern Emergerg Med, Pubplished online 2011, DOI 10.1007/s11739-011-0583-x.