KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH MÁU HẮC MẠC DẠNG POLYP BẰNG TIÊM NỘI NHÃN BEVACIZUMAB

Đỗ Thị Ngọc Hiên Nguyễn 1, Tấn Đỗ2,
1 Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh Viện Mắt Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bằng bevacizumab bệnh mạch máu hắc mạc dạng polyp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên toàn bộ các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mạch máu hắc mạc dạng polyp có vị trí ở hoàng điểm và cạnh hoàng điểm, tại khoa Dịch kính – Võng mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 02 năm 2020. Kết quả: 11 mắt (11 bệnh nhân) xác định được polyp tại hoàng điểm và cạnh hoàng hoàng điểm với số mũi tiêm trung bình là 4,55 ± 1,57 (từ 3 đến 6 mũi). Sự cải thiện thị lực gần như không đáng kể sau 6 tháng điều trị. Thị lực trung bình tăng rõ rệt nhất xuất hiện tại thời điểm 1 tháng sau tiêm mũi thứ nhất. Thị lực tăng tốt nhất ở tháng thứ 5 (0,84 đơn vị logMAR) khác biệt có ý nghĩa so với trước điều trị với p<0,05. Tương tự như sự thay đổi thị lực trung bình, mức độ thay đổi thị lực tốt chỉ gặp ở 1 mắt (9,1%). Đa số các trường hợp không cải thiện hoặc giảm thị lực sau 6 tháng theo dõi (6 ca - chiếm 54,5%). Có 4 mắt (36,4%) thị lực ổn định. Sau khi tiêm, độ dày võng mạc có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Đánh giá kết quả chung chỉ có 1 mắt (9,1%) điều trị tốt, mức trung bình ở 3 mắt (27,3%), kết quả kém là đa số 7 mắt (63,4%). Kết luận: Điều trị tiêm bevacizumab nội nhãn với polyp tại hoàng điểm và sát hoàng điểm có tỉ lệ tăng thị lực ít (9,1%), giảm độ dày võng mạc không đáng kể, tỉ lệ thành công khá thấp (36,4%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ciardella A.P., Donsoff I.M., Huang S.J., et al. (2004). Polypoidal choroidal vasculopathy. Surv Ophthalmol, 49(1), 25–37.
2. Ap C., Im D., and La Y. (2002). Polypoidal choroidal vasculopathy. Ophthalmol Clin N Am, 15(4), 537–554.
3. Chaikitmongkol V., Cheung C.M.G., Koizumi H., et al. (2020). Latest Developments in Polypoidal Choroidal Vasculopathy: Epidemiology, Etiology, Diagnosis, and Treatment. Asia-Pac J Ophthalmol Phila Pa, 9(3), 260–268.
4. Yannuzzi L.A., Ciardella A.P., Spaide R.F., et al. (1998). The expanding clinical spectrum of idiopathic polypoidal choroidal vasculopathy (IPCV). Retinal Pigment Epithelium and Macular Diseases. Springer Netherlands, Dordrecht, 173–183.
5. Cho HJ, Kim JW, Lee DW, et al. (2012). Intravitreal bevacizumab and ranibizumab injections for patients with polypoidal choroidal vasculopathy. Eye, 26, 426–433.
6. Nakashizuka H., Mitsumata M., Okisaka S., et al. (2008). Clinicopathologic findings in polypoidal choroidal vasculopathy. Invest Ophthalmol Vis Sci, 49(11), 4729–4737.
7. Cho H.J., Baek J.S., Lee D.W., et al. (2012). Short-term effectiveness of intravitreal bevacizumab vs. ranibizumab injections for patients with polypoidal choroidal vasculopathy. Korean J Ophthalmol KJO, 26(3), 157–162.
8. Wakabayashi T., Gomi F., Sawa M., et al. (2012). Intravitreal bevacizumab for exudative branching vascular networks in polypoidal choroidal vasculopathy. Br J Ophthalmol, 96(3), 394–399.