KHẨU PHẦN ĂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ 4 VÀ THỨ 5 TẠI ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Thị Pháp Nguyễn 1,
1 Đại học Tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hành vi  ăn uống khi còn ở đại học có thể tác động sâu sắc đến thói quen, lối sống cả phần đời còn lại của người trưởng thành và ảnh hưởng tới nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá sau này. Sinh viên Y khoa phải đối diện với nhiều thách thức để có thể duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên phải tiếp xúc với các loại thực phẩm có nguy cơ cao về vệ sinh an toàn thực phẩm như thức ăn đường phố, căn tin, bếp ăn tập thể, bên cạnh đó là các loại thực phẩm chế biến nhanh với hàm lượng chất béo bão hoà cao cũng như ít tiêu thụ trái cây, rau quả và thường xuyên bỏ bữa. Mục tiêu: Xác định khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan của sinh viên y khoa năm thứ 4 và 5 tại Đại học Tây Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 192 sinh viên Y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Trường Đại học Tây Nguyên từ 10/2020 - 04/2021. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc, qua phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt. Kết quả: Giá trị năng lượng khẩu phần chung của SV trong nghiên cứu là 1812,1 ± 355,8Kcal, ở SV nam là 2138,4 ± 402,3 Kcal cao hơn khá nhiều so với năng lượng khẩu phần của SV nữ (1687,7 ± 240,4) với p<0,05. Các khoáng chất và vitamin trong khẩu phần của SV nam đều cao hơn so với khẩu phần của SV nữ, ngoại trừ kẽm và vitamin C thì trong khẩu phần của SV nữ cao hơn. Kết luận: Cập nhật những kiến thức mới về dinh dưỡng trong môn học Dinh dưỡng - Thực phẩm và tổ chức truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho sinh viên giúp nâng cao kiến thức và thực hành tốt về dinh dưỡng hợp lý, cân đối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Melissa N. Desai, William C. Miller, Terrill Bravender. Risk Factors Associated With Overweight and Obesity in College Students. J Am Coll Health. 2008;57(1):109-114. doi:10.3200/ JACH.57.1.109-114
2. Alkazemi D. Gender differences in weight status, dietary habits, and health attitudes among college students in Kuwait: A cross-sectional study. Nutr Health. 2019;25(2):75-84.
3. Firth J. Levels and sources of stress in medical students. Br Med J Clin Res Ed. 1986; 292 (6529):1177-1180.
4. Al-Qahtani MH. Dietary Habits of Saudi Medical Students at University of Dammam. Int J Health Sci. 2016;10(3):353-362.
5. Trương Thị Ngọc Đường. Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ. Published online 2020.
6. Nguyễn Thị Đan Thanh. Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần của sinh viên y1 và y4 trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2014. Published online 2014.
7. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng. Nhu Cầu Dinh Dưỡng Khuyến Nghị Cho Người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học; 2016.