BIỂU HIỆN NHƯỢC CƠ TRONG NHÓM U TUYẾN ỨC VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC

Hữu Lư Phạm 1,, Đức Tuyến Nguyễn 2
1 Trung tâm tim mạch và Lồng ngực – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
2 Bệnh viện Phổi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét tỷ lệ nhược cơ trong nhóm u tuyến ức được nghiên cứu và điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu về một số thông số như tỷ lệ nhược cơ trong nhóm u tuyến ức được nghiên cứu, kết quả sau điều trị. Kết quả: Bao gồm 17 nam và 18 nữ. Tuổi trung bình 47,1 ± 12,9 (17 - 68). Phát hiện bệnh do triệu chứng nhược cơ là 37,1%. Thời gian phẫu thuật 123,4 ± 35,6 phút (45- 220). Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm có nhược cơ (n = 13) là 182,3 ± 20,4 phút. Thời gian nằm viện trung bình 6,1 ± 3,6 ngày (3-24). Không có tử vong sau mổ, có một bệnh nhân phải lọc huyết tương sau mổ. Kết luận: Biểu hiện nhược cơ là một hội chứng cận u trong nhóm u tuyến ức thường gặp trong lâm sàng. Bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và điều trị trước mổ. Phẫu thuật nội soi lồng ngực là một lựa chọn tốt cho loại hình bệnh lý này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kondo K. and Monden Y. (2005). Thymoma and Myasthenia Gravis: A Clinical Study of 1,089 Patients From Japan. Ann Thorac Surg, 79(1), 219–224.
2. Nguyen T.G., Nguyen N.T., Nguyen V.N., et al. (2021). Video-assisted thoracoscopic surgery for myasthenia gravis with thymoma: A six-year single-center experience. Asian J Surg, 44(1), 369–373.
3. Elkhouly A.G., Cristino B., Alhasan A., et al. (2019). Minimalist three-dimensional thoracoscopic extended thymomectomy in a patient with myasthenia gravis. J Vis Surg, 5, 49–49.
4. Tian W., Li X., Tong H., et al. (2020). Surgical effect and prognostic factors of myasthenia gravis with thymomas. Thorac Cancer, 11(5), 1288–1296.
5. Pompeo E., Dauri M., Massa R., et al. (2017). Minimalist thoracoscopic resection of thymoma associated with myasthenia gravis. J Thorac Cardiovasc Surg, 154(4), 1463–1465.
6. Infante M., Benato C., Giovannetti R., et al. (2017). VATS thymectomy for early stage thymoma and myasthenia gravis: combined right-sided uniportal and left-sided three-portal approach. J Vis Surg, 3, 144–144.
7. Liu Z., Zhang L., Tang W., et al. (2021). Non-intubated uniportal subxiphoid thoracoscopic extended thymectomy for thymoma associated with myasthenia gravis. World J Surg Oncol, 19(1), 342.
8. Zhicheng He, Quan Zhu, Wei Wen, Liang Chen, Hai Xu, and Hai Li (2013). Surgical approaches for stage I and II thymoma-associated myasthenia gravis: feasibility of complete video-assisted thoracoscopic surgery (VATS) thymectomy in comparison with trans-sternal resection. J Biomed Res. Jan; 27(1): 62–70
9. Jaretzki A. (1997). Thymectomy for myasthenia gravis: Analysis of the controversies regarding technique and results. Neurology, 48(Supplement 5), 52S-63S.