KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÂN ĐỐT SỐNG BẰNG BƠM CEMENT CÓ BÓNG ĐIỀU TRỊ XẸP ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bơm cement có bóng điều trị xẹp đốt sống (XĐS) do loãng xương giúp giảm đau sớm, khôi phục chiều cao đốt sống xẹp, giảm biến chứng rò cement. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả bơm cement có bóng tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, can thiệp không đối chứng 60 bệnh nhân (BN), được chẩn đoán XĐS do LX điều trị bằng bơm cement có bóng tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2019 đến tháng 02/2020. Kết quả: BN nữ 76,7%, BN nam 23,3%; VAS trung bình trước mổ 6,6 ± 0,8 điểm; T-score trung bình đo ở cột sống -3,5 ± 0,7. Mức độ đau theo thang điểm VAS, góc gù thân đốt, góc gù vùng trên Xquang sau bơm cement cải thiện rõ rệ so với trước bơm (p < 0,001). Tai biến tràn cement qua bờ trước thân đốt sống 8,3%; 2,7% tràn cement qua đĩa đệm; 2,7% vỡ bóng. Đánh giá điểm MacNab sau 6 tháng 88,5 % BN có chất lượng cuộc sống tốt và rất tốt; 11,5% chất lượng cuộc sống trung bình. Kết luận: Tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học có bóng điều trị xẹp đốt sống do loãng xương cho kết quả cải thiện lâm sàng tốt, hiệu quả chỉnh gù cao, ít biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
xẹp đốt sống loãng xương, bơm cement có bóng
Tài liệu tham khảo
2. J.M. Mathis, et al (2001). Percutaneous vertebroplasty: a developing standard of care for vertebral compression fractures, American journal of neuroradiology, 22(2), 373-381.
3. Matthew J.M et al (2009). Vertebroplasty and kyphoplasty for the treatment of vertebral compression fractures : an evidenced-based review of the literature, The spine journal, 501-508.
4. Đỗ Mạnh Hùng (2018), Nghiên cứu ứng dụng tạo hình đốt sống bằng bơm cement có bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương, Luận văn TSYH, Đại học Y Hà Nội.
5. Dong Y, Wang DY, (2010), Treatment of osteoporotic vertebral compression fractures by ballon kyphoplasty, Zhongguo Gu Shang Jun;23(6):466-7.
6. Ledlie JT, Renfro MB. (2006), Kyphoplasty treatment of vertebral fractures: 2-year outcomes show sustained benefits, Spine Journal. 31(1), 57-64.
7. McCann H, LePine M, Glaser J. (2006), Biomechanical comparison of augmentation techniques for insufficiency fractures, Spine Journal. 31(15), 499-502.
8. Chen L, Yang HL, Tang TS (2009). Unilateral versus bilateral balloon kyphoplasty in the treatment of multi-vertebral osteoporotic compression fractures. Zhonghua Wai Ke Za Zhi; 47(21)