KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY TIM Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Anh Vinh Ngô 1,, Hữu Hoà Phạm 1, Thị Mai Hoàn Nguyễn 1, Thị Mai Hương Phạm 1, Tiến Sơn Đỗ 1, Thị Xuân Đỗ1, Thị Nga Nguyễn 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị suy tim ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. 136 trẻ được chẩn đoán suy tim dựa theo tiêu chuẩn Ross sửa đổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 10 năm 2019. Kết quả: Tỉ lệ tử vong chiếm 12,5%, tiến triển tốt chiếm 79,3% và tiến triển xấu là 20,7%. Trong nhóm tử vong, viêm cơ tim và cơ tim giãn chiếm tỷ lệ cao nhất (64,7% và 29,4%) và thấp nhất là tim bẩm sinh (5,9%). Chức năng tim, tình trạng suy tim và nồng độ NT-ProBNP huyết tương đều cải thiện khi bệnh nhân ra viện (p<0,05). Kết luận: Tỉ lệ tử vong chủ yếu gặp ở nhóm viêm cơ tim và bệnh cơ tim giãn. Tình trạng suy tim, chức năng tim và nồng độ NT-ProBNP huyết tương đều cải thiện khi bệnh nhân ra viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Massin M.M, Astadicko I and Dessy H. Epidemiology of heart failure in a tertiary pediatric center. Clinical Cardiology. 2008; 31(8), 388–391.
2. Nandi D. and Rossano J.W. Epidemiology and cost of heart failure in children. Cardiology in the Young. 2015; 5(8), 1460–1468.
3. Rossano J.W, Kim J.J, Decker J.A, et al. Prevalence, morbidity, and mortality of heart failure-related hospitalizations in children in the United States: a population-based study. Journal of Cardiac Failure. 2012; 18(6), 459–470.
4. Uchenna Onubogu. Factors Predicting Heart Failure in Children Admitted to a Pediatric Emergency Ward in a Developing Country. International Journal of Cardiovascular Sciences. 2020; 33(6):673-685.
5. Isah I.A, Sadoh W.E and Iduoriyekemwen N.J. Usefulness of amino terminal pro-B-type natriuretic peptide in evaluating children with cardiac failure. Cardiovascular Diagnosis and Therapy. 2017; 7(4), 380–388.
6. Ross R.D. The Ross classification for heart failure in children after 25 years: a review and an age-stratified revision. Pediatric Cardiology. 2012; 33(8), 1295–1300.
7. Jayaprasad N. Heart Failure in Children. Heart Views Off J Gulf Heart Assoc. 2016; 17(3), 92–99.
8. Alexander P.M, Daubeney P.E, Nugent A.W et al. Long-term outcomes of dilated cardiomyopathy diagnosed during childhood: results from a national population-based study of childhood cardiomyopathy. Circulation. 2013; 128(18), 2039-2046.
9. Shu-Ling C, Bautista D, Kit C.C, et al. Diagnostic evaluation of pediatric myocarditis in the emergency department: a 10-year case series in the Asian population. Pediatric Emergency Care. 2013; 29(3), 346–351.