CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ XOẮN MẠC NỐI LỚN: NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỂM LẠI Y VĂN

Bảo Long Trần 1,, Quốc Đạt Trịnh 1, Đức Anh Nguyễn 1
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xoắn mạc nối lớn (MNL) là nguyên nhân gây đau bụng cấp hiếm gặp. Triệu chứng lâm sàng của xoắn MNL không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cấp cứu ổ bụng như viêm ruột thừa, viêm túi mật cấp...vv. Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm và đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính đa dãy (CLVT) có vai trò quan trọng trong chẩn đoán trước mổ, tuy nhiên tỉ lệ chẩn đoán trong mổ của xoắn MNL vẫn còn ở mức khá cao. Mục tiêu: Trình bày 2 ca lâm sàng hiếm gặp bị xoắn mạc nối lớn về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và điểm lại y văn chẩn đoán xác định cũng như thái độ điều trị loại bệnh lý hiếm gặp này. Ca lâm sàng: Mô tả 2 người bệnh (NB) được chẩn đoán và phẫu thuật cấp cứu vì xoắn mạc nối lớn tại khoa Ngoại Tổng hợp- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, NB được mổ nội soi ổ bụng cắt MNL hoại tử. Diễn biến sau mổ thuận lợi, NB khỏi và ra viện. Qua 2 trường hợp, chúng tôi trình bày và điểm lại y văn nhằm góp phần tìm hiểu thêm về bệnh lý hiếm gặp này. Kết luận: Chẩn đoán xoắn MNL là một khó khăn trên thực tiễn lâm sàng vì bệnh hiếm gặp và triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt bỏ MNL là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Diab J, Badiani S, Berney CR. Diagnosis and Management of Adult Omental Infarction: 10-Year Case Series. World J Surg. 2021;45(6):1734-1741. doi:10.1007/s00268-021-06043-1
2. Costi R, Cecchini S, Randone B, Violi V, Roncoroni L, Sarli L. Laparoscopic Diagnosis and Treatment of Primary Torsion of the Greater Omentum. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 2008;18(1):102-105. doi:10.1097/SLE.0b013e3181576902
3. Occhionorelli S, Zese M, Cappellari L, Stano R, Vasquez G. Acute Abdomen due to Primary Omental Torsion and Infarction. Case Rep Surg. 2014;2014:208382. doi:10.1155/2014/208382
4. Nubi A, McBride W, Stringel G. Primary omental infarct: conservative vs operative management in the era of ultrasound, computerized tomography, and laparoscopy. J Pediatr Surg. 2009;44(5):953-956. doi:10.1016/j.jpedsurg.2009.01.032
5. Ghosh Y AR. Omental Torsion. J Clin Diagn Res. Published online 2014. doi:10.7860/JCDR/2014/9024.4479
6. Theriot JA, Sayat J, Franco S, Buchino JJ. Childhood obesity: a risk factor for omental torsion. Pediatrics. 2003;112(6 Pt 1):e460. doi:10.1542/peds.112.6.e460
7. Abadir JS, Cohen AJ, Wilson SE. Accurate diagnosis of infarction of omentum and appendices epiploicae by computed tomography. Am Surg. 2004;70(10):854-857.
8. El Sheikh H, Abdulaziz N. Primary torsion of the greater omentum: Color Doppler sonography and CT correlated with surgery and pathology findings. Egypt J Radiol Nucl Med. 2014;45(1):19-24. doi:10.1016/j.ejrnm.2013.10.006