NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG NĂM 2021

Văn Bằng Nguyễn 1,, Văn Huỳnh Vũ 1, Thị Phương Liên Đinh 1, Thị Chuyền Nông 2, Thị Thu Thủy Trần3
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Sở Y tế Cao Bằng
3 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá  thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dụng cụ, phương tiện phân loại, thu gom tại 23 khoa lâm sàng và 5 khoa cận lâm sàng, phương tiện vận chuyển, khu vực lưu giữ, khu vực xử lý CTRYT. Nhân viên y tế/ người lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT; nghiên cứu: 23 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng; thiết kế nghiên cứu cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng và định tính. Kết quả: dụng cụ phục vụ phân loại, thu gom CTRYT tương đối đầy đủ và đạt chuẩn, từ túi đựng đến thùng đựng từng loại chất thải khác nhau với quy định về an toàn (92,9% - 100%), dụng cụ thu gom được bệnh việu trang bị đầy đủ đáp ứng gần như 100% theo nhu cầu của khoa, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ lưu giữ và xử lý CTRYT của bệnh viện được trang bị khá đầy đủ; tỷ lệ NVYT thực hiện phân loại đúng với các loại chất thải lây nhiễm, chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm sắc nhọn phân loại đúng (86,6% -100%); các loại chất thải thông thường tái chế và không tái chế được, tỷ lệ phân loại đúng vào loại túi đựng có màu phù hợp (50,0% - 79,1%) tùy vị trí vệc làm. Kết luận: 92,9% - 100% các khoa được trang bị đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ phân loại, thu gom, vận chuyển CTRYT, 4/28 khoa có đủ thùng thu gom chất thải có các màu sắc theo quy định; khu vực lưu giữ và xử lý được trang bị đầy đủ trang thiết bị; tỷ lệ thực hành phân loại chất thải của nhân viên y tế bệnh viện: 57,4%; các khâu thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đạt yêu cầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo môi trường quốc gia 2017, Chất thải rắn.
2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng (2020). Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
3. Tổng cục Môi trường (2015), Tổng quan về các áp lực lên môi trường nước ta hiện nay và một số định hướng, giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường thời gian tới. Hội nghị môi trường toàn quốc, tháng 9/2015.
4. Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế.
5. Tâm NTT (2019), “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viên đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2019”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Minoglou M, Gerassimidou S, Komilis D (2017), Healthcare waste gen-eration worldwide and its dependence on socio-economic and envi-ronmental factors. Sustainability; 9(220):1-13.
7. Ansari M, Ehrampoush MH, Farzadkia M, Ahmadi E (2019). Dynamic assessment of economic and environmental performance index and generation, composition, environmental and human health risks of hospital solid waste in developing countries; a state of the art of review. Environ Int;132:105073.